Danh mục bài soạn

Giải lịch sử 7 cánh diều bài 19 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

Hướng dẫn học môn Lịch sử và địa lí 7 sách mới cánh diều. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427). Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

1. Những ngày đầu của cuộc kháng chiến (1418 - 1423)

Câu hỏi. Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 19.1, 19.2, hãy trình bày những sự kiện tiêu biểu trong thời kì đầu của cuộc khởi nghĩa.

Lời giải:

Những sự kiện tiêu biểu trong thời kì đầu của cuộc khởi nghĩa:

  • Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thể ở Lũng Nhai (Thanh Hoá) với quyết tâm đánh đuổi quân Minh, khôi phục độc lập dân tộc.
  • Năm 1418, trước chính sách đô hộ tham lam và tàn bạo của nhà Minh, Lê Lợi đã tập hợp hào kiệt bốn phương dựng cờ khởi nghĩa tại căn cứ Lam Sơn (Thanh Hoá) và tự xưng là Bình Định Vương. 
  • Giữa năm 1418, khi quân Minh vây chặt căn cứ Lam Sơn, trong tình thế nguy khốn, Lê Lai đã cải trang giả làm Lê Lợi chỉ huy một toán quân phá vòng vây. Lê Lai cùng toán quân cảm từ hi sinh. Quân Minh lầm tưởng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
  • Giữa năm 1423, trong bối cảnh thế và lực còn rất yếu, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và quân Minh chấp thuận, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn. Thời gian hoà hoãn đã tạo điều kiện cho nghĩa quân khôi phục và củng cố lực lượng.

2. Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa (1424 - 1425)

Câu hỏi. Đọc thông tin, hãy trình bày hoạt động của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong những năm 1424– 1425.

Lời giải:

Những hoạt động của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong những năm 1424– 1425:

  • Cuối năm 1424, Nguyễn Chích đề nghị tạm rời vùng núi rừng Thanh Hoá, chuyển quân vào Nghệ An.
  • Lê Lợi dẫn quân tiến vào miền Tây Nghệ An và giành được những thăng lợi quan trọng ở Trà Lân, Kha Lưu, Bộ Ai,... Trong một thời gian ngắn, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ phần lớn Nghệ An,
  • Tháng 8-1425, nghĩa quân từ Nghệ An tiến vào giải phóng Tân Bình (Quảng Bình, Quảng Trị) và Thuận Hoá (Thừa Thiên Huế).
  • Trong vòng 10 tháng, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân. 

3. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (1426 - 1427)

Câu hỏi. Đọc thông tin và quan sát lược đồ hình 19, hãy trình bày một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (1426-1427).

Lời giải:

Một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (1426-1427):

  • Tháng 9-1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến công ra Bắc với 3 đạo quân chính, thành lập chính quyền mới và chặn đường tiếp viện của quân Minh từ biên giới sang.
  • Nghĩa quân giành thắng lợi trong nhiều trận lớn, quân Minh buộc phải rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công.
  • Cuối năm 1426, trong trận Tốt Động – Chúc Động (nay thuộc Hà Nội), nghĩa quân đã phục kích, đánh tan trên 5 vạn quân Minh, tướng Vương Thông phải tháo chạy về thành Đông Quan (Hà Nội).
  • Tháng 10-1427, khoảng 15 vạn viện binh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy chia làm hai đường tiến vào Đại Việt.
    • Nghĩa quân tổ chức phục kích và tiêu diệt Liễu Thăng cùng toán quân tiên phong ải Chi Lăng (Lạng Sơn), quân Minh còn lại co cụm tại thành Xương Giang (Bắc Giang) bị nghĩa quân bao vây và tiêu diệt.
    • Khi thấy Lê Lợi sai người mang ấn tín và thư báo tin Liễu Thăng đã tử trận, Mộc Thạnh sợ hãi dẫn quân rút chạy về nước. Vương Thông ở thành Đông Quan đành chấp nhận nghị hoà.
  • Ngày 10-12-1427, tại phía nam thành Đông Quan đã diễn ra hội thể giữa bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn và đại diện quân Minh.
  • Ngày 3-1-1428, toàn quân Minh cuối cùng rút về nước, đất nước sạch bóng quân thù. Khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi.

4. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử

Câu hỏi. Đọc thông tin, tư liệu, hãy:

  • Giải thích nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
  • Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Lời giải:

Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: 

  • Xuất phát từ truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc.
  • Sự lãnh đạo và nghệ thuật quân sự tài tình, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân mà đại diện là Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích,...

Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

  • Chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh khôi phục độc lập dân tộc, đưa đến sự thành lập của vương triều Lê sơ.
  • Mở ra thời kì phát triển mới của Đại Việt: "Xã tắc từ đây vững bền, Giang sơn từ đây đổi mới”.

Luyện tập

Câu hỏi 1. Lập bảng thống kê các giai đoạn chống quân Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Lời giải:

Thời gian

Sự kiện

1418 – 1423

Sự chuẩn bị của cuộc khởi nghĩa trong những ngày đầu

1424 – 1425

Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá

Tháng 9/ 1426

Lê Lợi và bộ chỉ huy mở cuộc tiến công ra Bắc

Tháng 10/ 1427

15 vạn viện binh tiến vào Đại Việt

3/1/1428

Toán quân Minh rút quân về nước.Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi

Câu hỏi 2. Hãy đánh giá vai trò của một số nhân vật trong khởi nghĩa Lam Sơn như Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích,...

Lời giải:

  • Vai trò của Nguyễn Trãi: Là nhà cố vấn, là người phò tả đắc lực của Lê Lợi, góp phần không nhỏ vào chiến thắng của nghĩa quân
  • Vai trò của Lê Lợi:
    • Chống lại và đánh đuổi nhà Minh xâm lược - Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà mình.
    • Hướng dẫn và dẫn dắt quân khởi nghĩa để có được những trận thắng
    • Lê lợi đã đóng góp nhiều công sức vào các trận danh Chấp nhận hi sinh để đánh đuổi quân xâm lược và chọn được một đội quân sĩ dũng cảm.

Vận dụng

Câu hỏi. Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một trong số những nhân vật lịch sử có công lao trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Lời giải:

Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm Ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương". Ông là con út của Lê Khoáng và Trịnh Thị Ngọc Hương (anh lớn của ông tên Học, anh thứ là Trư). Ông nối nghiệp cha làm chúa trại Lam Sơn. Khi quân Minh chiếm đất nước, ông nuôi chí lớn đánh đuổi xâm lăng. Quân nhà Minh nghe tiếng ông, dụ cho làm quan, ông không chịu khuất. Ông nói: "Làm trai nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chớ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người?". Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng chiến chống Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu một quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi. Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk lịch sử 7 sách mới, giải lịch sử 7 cánh diều, giải lịch sử 7 CD bài 19, giải bài khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải lịch sử 7 cánh diều bài 19 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải lịch sử và địa lí 7 cánh diều. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận