Danh mục bài soạn

Giải lịch sử 7 cánh diều bài 15 Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075 - 1077)

Hướng dẫn học môn Lịch sử và địa lí 7 sách mới cánh diều. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075 - 1077). Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

1. Chủ động tiến công để tự vệ (1075)

Câu hỏi. Đọc thông tin và quan sát hình 15, lược đồ 15.1, hãy làm sáng tỏ nét độc đáo trong kế sách của nhà Lý khi tấn công sang đất Tống.

Lời giải:

Nét độc đáo trong kế sách của nhà Lý khi tấn công sang đất Tống:

  • Để đánh chiếm Đại Việt, nhà Tống một mặt xúi giục vua Chăm-pa đánh lên Đại Việt từ phía nam, mặt khác ngăn cản việc buôn bán của người dân hai nước và tìm cách mua chuộc các tù trưởng miền núi ở phía Bắc Đại Việt.
  • Sớm phát hiện ý đồ xâm lược của nhà Tống, nhà Lý đã chủ động ứng 
  • Trước đó, để ổn định phía nam, vua Lý Thánh Tông cùng Lý Thường Kiệt đem quân trấn áp Chăm-pa, đập tan ý đồ phối hợp với quân Tống của Chăm-pa.
  • Đối với nhà Tống, ở phía bắc, Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương “Tiên phát chế nhân" (tiến công trước để chế ngự kẻ địch). Ông nói: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc"..

2. Xây dựng phòng tuyến chuẩn bị kháng chiến (1076 - 1077)

Câu hỏi. Đọc thông tin và quan sát lược đồ 15.2, hãy làm rõ nét độc đáo của nhà Lý trong việc chuẩn bị kháng chiến.

Lời giải:

Nét độc đáo của nhà Lý trong việc chuẩn bị kháng chiến: Ở biên giới, lực lượng quân mai phục được bố trí tại những vị trí chiến lược.

  • Tướng Lý Kế Nguyễn chỉ huy lực lượng chặn đánh thuỷ binh nhà Tống ở vùng Đông Kênh (khu vực nằm giữa đất liền và các đảo ở vùng biển Đông Bắc).
  • Phòng tuyến Như Nguyệt ở phía bắc Thăng Long được gấp rút xây dựng, Lý Thường Kiệt chỉ huy lực lượng tại đây để chặn đánh đạo quân bộ của nhà Tống.

3. Tổ chức phản công và kết thúc chiến tranh (1077)

Câu hỏi. Đọc thông tin và quan sát lược đồ 15.3, hãy đánh giá nét độc đáo trong tổ chức phản công và chủ trương kết thúc chiến tranh của nhà Lý.

Lời giải:

Nét độc đáo trong tổ chức phản công và chủ trương kết thúc chiến tranh của nhà Lý:

  • Chủ trương phản công:

Cuối năm 1076, quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy xuất phát tiến vào Đại Việt với 10 vạn bộ binh, 1 vạn kị binh, 20 vạn dân phu. Một đạo quân thuỷ do Hoà Mẫu chỉ huy theo đường biển vào tiếp ứng.

Tháng 1/1077, quân Tống vượt ải Nam Quan vào Đại Việt. Quân đội nhà Lý đánh những trận nhỏ, cản bước tiến của địch. Trên đường kéo vào Thăng Long, quân Tống bị chặn đánh ở phòng tuyến Như Nguyệt, nhiều lần tìm cách vượt phòng tuyến nhưng bị quân đội nhà Lý phản công mãnh liệt, buộc phải đóng quân ở bờ bắc sông Như Nguyệt để chờ quân thủy. Nhưng đạo quân thuỷ đã bị quân của Lý Kế Nguyên chặn đánh nên không thể tiến sâu để hỗ trợ đạo quân bộ.

Giữa lúc quân Tống rơi vào tình thế khó khăn, bế tắc, Lý Thường Kiệt đã chủ động kết thúc chiến tranh bằng thương lượng, đề nghị "giảng hoà”. Quách Quỳ nhanh chóng chấp nhận và rút quân về nước. 

  • Kết quả: 

Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Quân Tống buộc phải từ bỏ ý định xâm lược Đại Việt. Nền độc lập, tự chủ của đất nước được giữ vững. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống là do sức mạnh của khối đoàn kết quân dân Đại Việt và nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo của chỉ huy tài giỏi – Lý Thường Kiệt.

Luyện tập

Câu hỏi. Hãy đánh giá nét độc đáo trong cuộc kháng chiến của nhà Lý chống quân Tống xâm lược và vai trò của Lý Thường Kiệt đối với cuộc kháng chiến.

Lời giải:

Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:

  • “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.
  • Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.
  • Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

Vận dụng

Câu hỏi 1. Sưu tầm tư liệu về đóng góp của Lý Thường Kiệt đối với nhà Lý và dân tộc.

Lời giải:

Trong công cuộc chống xâm lược Tống, Lý Thường Kiệt đã có công lao đóng góp to lớn. Ông là tổng chỉ huy cuộc kháng chiến. Ông đã đề ra chủ trương, đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo, là người trực tiếp điều binh, khiển tướng tập hợp được sức mạnh của dân, trên dưới một lòng đánh bại hơn 10 vạn quân xâm lược Tống. Ông quyết định chiến tranh bằng biện pháp hòa  bình đúng đắn, góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Chiến công của ông xứng đáng được sử sách dân tộc lưu mãi muôn đời.

Câu hỏi 2. Nghệ thuật kết thúc chiến tranh của nhà Lý để lại bài học gì cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay?

Lời giải:

Bài học cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay thông qua nghệ thuật kết thúc chiến tranh của nhà Lý:

  • Tô thắm trang sử vẻ vang của dân tộc, buộc nhà Tống phải từ bỏ mộng xâm lược nước ta
  • Củng cố nền độc lập lâu dài của Đại Việt                                        
  • Cuộc kháng chiến để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về đường lối và phương pháp đấu tranh
  • Kháng chiến toàn dân: toàn dân tham gia đánh giặc
  • Kháng chiến toàn diện: đánh địch trên nhiều phương diện, bằng nhiều hình thức khác nhau

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk lịch sử 7 sách mới, giải lịch sử 7 cánh diều, giải lịch sử 7 CD bài 15, giải bài cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075 - 1077)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải lịch sử 7 cánh diều bài 15 Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075 - 1077) . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải lịch sử và địa lí 7 cánh diều. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận