Danh mục bài soạn

Giải lịch sử 7 cánh diều bài 14 Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 - 1225)

Hướng dẫn học môn Lịch sử và địa lí 7 sách mới cánh diều. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 - 1225). Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

1. Sự thành lập nhà Lý

Câu hỏi. Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 14.1, hãy trình bày sự thành lập nhà Lý và đánh giá sự kiện Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La.

Lời giải:

  • Cuối năm 1009, vua Lê Long Đĩnh mất, các đại thần và tăng quan trong triều đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý được thành lập, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình).
  • Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên Đại La thành Thăng Long (nay là Hà Nội).
  • Thành Đại La:
    • Nằm giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước.
    • Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tốt tươi phồn thịnh.
    • Xem khắp nước Việt, đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bổn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.

2. Tình hình chính trị

Câu hỏi. Đọc thông tin và quan sát sơ đồ hình 14.1, hãy mô tả những nét chính về tình hình chính trị và rút ra nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời Lý.

Lời giải:

Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý được xây dựng và được hoàn thiện dần từ trung ương đến địa phương.

  • Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư => Bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam.
  • Quân đội:
    • Gồm hai bộ phận: cấm quân (bảo vệ vua, kinh thành) và quân địa phương (bảo vệ các lộ, phủ). 
    • Lực lượng quân đội chủ yếu gồm quân bộ và quân thuỷ, được trang bị các loại vũ khí như giáo, mắc, đao, kiếm, cùng nó, máy bắn đi...
  • Ngoại giao:
    • Thi hành chính sách đoàn kết các dân tộc, gà công chúa và ban chức tước cho các tả trường miền núi.
    • Đối với nhà Tống và Chăm-pa, nhà Lý giữ mối quan hệ hoà hiếu.

3. Tình hình kinh tế

Câu hỏi. Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 14.2 đến 14.4, hãy cho biết:

  • Nhà Lý đã thực hiện những chính sách gì để phát triển sản xuất nông nghiệp?
  • Những nét chính về thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý.

Lời giải:

Những chính sách của Nhà Lý để phát triển sản xuất nông nghiệp:

  • Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của Đại Việt.
  • Thực hiện nhiều chính sách để khuyến khích sản xuất nông nghiệp: tổ chức lễ Tịch điền, khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, đắp đê, ban hành lệnh cấm giết trâu bò để bảo vệ sức kéo.

Những nét chính về thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý:

  • Thủ công nghiệp: 
    • Sản xuất đồ dùng cho vua, hoàng tộc và các quan trong triều đình.
    • Thủ công nghiệp dân gian tiếp tục phát triển với nhiều ngành nghề, sản phẩm phong phú, tinh xảo như dệt lụa, làm đồ gốm, đồ trang sức, đúc đồng, rèn sắt,...
    • Tượng chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền là những công trình nổi tiếng đương thời được tạo dựng bởi thợ thủ công người Việt.
  • Thương nghiệp: Việc buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng, Thăng Long trở thành trung tâm thủ công nghiệp và thương nghiệp của Đại Việt.

4. Tình hình xã hội

Câu hỏi. Đọc thông tin và quan sát sơ đồ 14.2, hãy mô tả đời sống xã hội thời Lý.

Lời giải:

Đời sống xã hội thời Lý:

  • Vua, quý tộc, quan lại là bộ phận thống trị.
  • Ở làng xã, địa chủ ngày càng gia tăng và có thể lực lớn.
  • Nông dân chiếm đa số, là lực lượng sản xuất chính trong xã hội. Những người nông dân nghèo phải nhận ruộng cây cấy nộp tô cho địa chú.
  • Thợ thủ công, thương nhân và nô thị.

=> Mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp nhìn chung vẫn hải hoà, mâu thuẫn xã hội chưa gay gắt.

5. Thành tựu giáo dục và văn hóa

Câu hỏi. Đọc thông tin và quan sát các hình từ 14.5 đến 14.7 hãy:

  • Giới thiệu một số thành tựu giáo dục thời Lý.
  • Nêu một số thành tựu văn hoá chủ yếu thời Lý.

Lời giải:

Một số thành tựu giáo dục thời Lý:

  • Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.
  • Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho mở Quốc Tử Giám để dạy học cho các hoàng tử, công chúa, sau đó mở rộng cho con em quý tộc, quan lại, người học giỏi trong nước đến học tập.

Một số thành tựu văn hoá chủ yếu thời Lý:

  • Tôn giáo: Phật giáo thịnh hành, được đông đào quý tộc, quan lại và các tầng lớp nhân dân tin theo. 
  • Văn học: chữ Hán bước đầu phát triển với nhiều thể loại thơ ca, tấn văn, truyện kể. Tiêu biểu là các tác phẩm: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Thị đô tử (Thiên sư Vạn Hạnh), Nam quốc sơn hà (khuyết danh).
  • Vua, quan lại, quý tộc và các tầng lớp nhân dân đều ưa thích múa.
  • Nhiều trò chơi dân gian và các hình thức thi đấu, như đã cầu, đấu vật, đua thuyền được tổ chức thường xuyên.
  • Kiến trúc và điêu khắc đạt nhiều thành tựu, tiêu biểu như tháp Báo Thiên, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, chuông Quy Điền, Liên Hoa Đài - chùa Một Cột, biểu tượng rồng....

Luyện tập

Câu hỏi 1. Trình bày những nét chính về chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hoá thời Lý.

Lời giải:

Chính trị:

  • Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư => Bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam.
  • Quân đội:
    • Gồm hai bộ phận: cấm quân (bảo vệ vua, kinh thành) và quân địa phương (bảo vệ các lộ, phủ). 
    • Lực lượng quân đội chủ yếu gồm quân bộ và quân thuỷ, được trang bị các loại vũ khí như giáo, mắc, đao, kiếm, cùng nó, máy bắn đi...
  • Ngoại giao:
    • Thi hành chính sách đoàn kết các dân tộc, gà công chúa và ban chức tước cho các tả trường miền núi.
    • Đối với nhà Tống và Chăm-pa, nhà Lý giữ mối quan hệ hoà hiếu.

Kinh tế:

  • Nông nghiệp:
    • Là ngành kinh tế chủ yếu của Đại Việt.
    • Thực hiện nhiều chính sách để khuyến khích sản xuất nông nghiệp: tổ chức lễ Tịch điền, khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, đắp đê, ban hành lệnh cấm giết trâu bò để bảo vệ sức kéo.
  • Thủ công nghiệp: 
    • Sản xuất đồ dùng cho vua, hoàng tộc và các quan trong triều đình.
    • Thủ công nghiệp dân gian tiếp tục phát triển với nhiều ngành nghề, sản phẩm phong phú, tinh xảo như dệt lụa, làm đồ gốm, đồ trang sức, đúc đồng, rèn sắt,...
    • Tượng chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền là những công trình nổi tiếng đương thời được tạo dựng bởi thợ thủ công người Việt.
  • Thương nghiệp: Việc buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng, Thăng Long trở thành trung tâm thủ công nghiệp và thương nghiệp của Đại Việt.

Giáo dục:

  • Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.
  • Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho mở Quốc Tử Giám để dạy học cho các hoàng tử, công chúa, sau đó mở rộng cho con em quý tộc, quan lại, người học giỏi trong nước đến học tập.

Văn hoá:

  • Tôn giáo: Phật giáo thịnh hành, được đông đào quý tộc, quan lại và các tầng lớp nhân dân tin theo. 
  • Văn học: chữ Hán bước đầu phát triển với nhiều thể loại thơ ca, tấn văn, truyện kể. Tiêu biểu là các tác phẩm: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Thị đô tử (Thiên sư Vạn Hạnh), Nam quốc sơn hà (khuyết danh).
  • Vua, quan lại, quý tộc và các tầng lớp nhân dân đều ưa thích múa.
  • Nhiều trò chơi dân gian và các hình thức thi đấu, như đã cầu, đấu vật, đua thuyền được tổ chức thường xuyên.
  • Kiến trúc và điêu khắc đạt nhiều thành tựu, tiêu biểu như tháp Báo Thiên, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, chuông Quy Điền, Liên Hoa Đài - chùa Một Cột, biểu tượng rồng...

Câu hỏi 2. Sưu tầm tư liệu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám để giới thiệu với thầy cô và các bạn cùng lớp.

Lời giải:

  • Địa chỉ: nằm ở khu vực quận Đống Đa, Hà Nội, ngay giữa 4 phố chính gồm Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Văn Miếu và Quốc Tử Giám
  • Lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh là trường đại học dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc. Đến thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện và thu nhận cả con cái nhà thường dân có sức học xuất sắc.

Sang thời hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ. Tới thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập Huế. Văn miếu Thăng Long được sửa sang lại chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội. 

  • Kiến trúc

Quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám hiện tại nằm trong khuôn viên rộng 54331 m2, bao gồm nhiều công trình kiến trúc nhỏ khác nhau. Bao bọc khuôn viên là những bức gạch vồ. Trải qua nhiều tu sửa, quần thể di tích này bao gồm Hồ Văn, Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các, giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ, Đại Thành môn, nhà Thái Học. 

Nhà giảng dạy ở phía đông và tây hai dãy đều 14 gian. Phòng học của học sinh tam xá đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người. Toàn bộ kiến trúc Văn Miếu hiện nay đều là kiến trúc thời đầu nhà Nguyễn. Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn miếu thờ Khổng Tử ở Trung Quốc, tuy nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc.

Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh. Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia “Hạ Mã”, xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh. Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ “Văn Miếu Môn” kiểu chữ Hán cổ xưa. Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau.

Câu hỏi 3. Hãy viết một đoạn ngắn đánh giá về công lao của Lý Công Uẩn đối với dân tộc.

Lời giải:

Vua Lý Thái Tổ là 1 trong 14 vị anh hùng dân tộc VN. Vua Lý Thái Tổ được chính sử đánh giá là "khoan thứ, nhân từ, tinh tế, hoà nhã, có lượng để vương". Nhà vua vốn xuất thân Phật giáo, nhờ thế lực giới Phật giáo mà lên ngôi vua nên rất tôn sùng Đạo Phật và lấy tôn giáo này làm chỗ dựa tỉnh thần cho vương triều. Trong 20 năm trị vì, Lý Thái Tổ cho xây dựng và tu sửa nhiều chùa, đúc nhiều chuông ở kinh thành và các nơi, một lúc độ hàng nghìn người làm tăng đạo. 

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk lịch sử 7 sách mới, giải lịch sử 7 cánh diều, giải lịch sử 7 CD bài 14, giải bài công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 - 1225)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải lịch sử 7 cánh diều bài 14 Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 - 1225) . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải lịch sử và địa lí 7 cánh diều. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận