Danh mục bài soạn

Giải khoa học tự nhiên 7 CTST bài 7 Hoá trị và công thức hoá học

Hướng dẫn học môn Khoa học tự nhiên 7 sách mới Chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 7 Hoá trị và công thức hoá học. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

1. HOÁ TRỊ

Câu hỏi:

1. Hãy cho biết mỗi nguyên tử của nguyên tố Cl, S, P, C trong các phân tử ở Hình 7.1 có khả năng liên kết với bao nhiêu nguyên tử H?

2. Xác định hoá trị của các nguyên tố Cl, S, P trong các phẩn tử ở Hình 7.1.

Luyện tập: Trong một hợp chất cộng hoá trị, nguyên tố X có hoá trị IV. Theo em, 1 nguyên tử X có khả năng liên kết với bao nhiêu nguyên tử O hoặc bao nhiêu nguyên tử H.

Câu trả lời:

1. Nhận xét:

  • Mỗi nguyên tử của nguyên tố Cl có khả năng liên kết với 1 nguyên tử H.
  • Mỗi nguyên tử của nguyên tố S có khả năng liên kết với 2 nguyên tử H.
  • Mỗi nguyên tử của nguyên tố P có khả năng liên kết với 3 nguyên tử H.
  • Mỗi nguyên tử của nguyên tố C có khả năng liên kết với 4 nguyên tử H.

2. Xác định hoá trị:

  • Nguyên tố Cl có hoá trị là I.
  • Nguyên tố S có hoá trị là II.
  • Nguyên tố P có hoá trị là III.

Luyện tập: Nguyên tố X có hoá trị IV => 1 nguyên tử X có khả năng liên kết với 4 nguyên tử O hoặc 4 nguyên tử H.

2. QUY TẮC HOÁ TRỊ

Câu hỏi:

3. Em hãy so sánh về tích của hoá trị và số nguyên tử của hai nguyên tố trong phân tử mỗi hợp chất ở Bảng 7.1.

Luyện tập: Dựa vào hoá trị các nguyên tố ở bảng Phụ lục 1 trang 187, em hãy cho biết nguyên tử Ca có thể kết hợp với bao nhiêu nguyên tử Cl hoặc bao nhiêu nguyên tử O.

Câu trả lời:

3. Nhận xét:

  • Trong phân tử nước, nguyên tố H có tích hoá trị và số nguyên tử bằng tích hoá trị và số nguyên tử của nguyên tố O, đểu bằng 2.
  • Trong phân tử hydrogen chloride, nguyên tố H có tích hoá trị và số nguyên tử bằng tích hoá trị và số nguyên tử của nguyên tố Cl, đều bằng 1.
  • Trong phân tử alummnium chloride, nguyên tố Al có tích hoá trị và số nguyên tử bằng tích hoá trị và số nguyên tử của nguyên tố Cl, đều bằng 3.

Luyện tập: Nguyên tố Ca có hoá trị II nên 1 nguyên tử Ca có thể kết hợp với 2 nguyên tử Cl hoặc 2 nguyên tử O.

3. CÔNG THỨC HOÁ HỌC

Câu hỏi:

4. Dựa vào Ví dụ 2, em hãy hoàn thành bảng sau:

5. Kể tên và viết công thức hoá học các đơn chất kim loại và đơn chất phi kim ở thể rắn.

6. Em hãy hoàn thành bảng sau:

 

7. Công thức hoá học của iron (III) oxide là Fe2O3, hãy cho biết thành phần nguyên tố, số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố và tính khối lượng phân tử.

8. Công thức hoá học của một chất cho biết được những thông tin gì?

 

Câu trả lời:

4. Hoàn thành bảng:

Phân tử đơn chất

Công thức hoá học

Tên phân tử

Khối lượng phân tử

 

O3

Oxygen

48 amu

 

N2

Nitrogen

28 amu

 

F2

Fluorine

38 amu

 

Ne

Neon

20 amu

6. Hoàn thành bảng:

Tên hợp chất

Thành phần phân tử

Công thức hoá học

Khối lượng phân tử

Magnesium chloride

1 nguyên tử Mg và 2 nguyên tử Cl

MgCl2

94 amu

Aluminium oxide

2 nguyên tử Al và 3 nguyên tử O

Al2O3

102 amu

Ammonia

1 nguyên tử N và 3 nguyên tử H

NH3

17 amu

7. Công thức hoá học của iron (III) oxide là Fe2O3:

  • Thành phần nguyên tố: gồm nguyên tử iron (Fe) và nguyên tử oxygen (O).
  • Số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố: 2 nguyên tử Fe, 3 nguyên tử O.
  • Khối lượng phân tử: 56 x 2 + 16 x 3 = 160 amu.

8. Công thức hoá học của một chất cho biết:

  • Thành phần nguyên tố.
  • Số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tó có trong phân tử đó.

Luyện tập: Tên và công thức hoá học các đơn chất kim loại và đơn chất phi kim ở thể rắn:

Tên đơn chất kim loại

Công thức

Tên đơn chất phi kim

Công thức

Sodium

Na

Cacbon

C

Potassium

K

Phosphorus

P

4. TÍNH PHẦN TRĂM NGUYÊN TỐ TRONG HỢP CHẤT

Câu hỏi:

9. Tính phần trăm mỗi nguyên tố có trong các hợp chất Al2O3, MgCl2, Na2S, (NH4)2CO3.

Câu trả lời:

9. Tính:

  • Hợp chất Al2O3:

%Al = KLNT(Al.2)KLPT(Al2O3) . 100% = 27.227.2+16.3 . 100% ≈ 52,94%

%O = KLNT(O.3)KLPT(Al2O3) . 100% = 16.327.2+16.3 . 100% ≈ 47,06%

  • Hợp chất MgCl2:

%Mg = KLNT(Mg)KLPT(MgCl2) . 100% = 2424+35,5.2 . 100% ≈ 25,26%

%Cl = KLNT(Cl.2)KLPT(MgCl2) . 100% = 35,5.224+35,5.2 . 100% ≈ 74,74%

  • Hợp chất Na2S:

%Na = KLNT(Na.2)KLPT(Na2S) . 100% = 23.223.2+32 . 100% ≈ 58.97%

% S= KLNT(S)KLPT(Na2S) . 100% = 3223.2+32 . 100% ≈ 41,03%

  • Hợp chất (NH4)2CO3:

%N = KLNT(N.2)KLPT((NH4)2CO3) . 100% = 14.2(14+1.4).2+12+16.3 . 100% ≈ 29,2%

%H = KLNT(H.4.2)KLPT((NH4)2CO3) . 100% = 1.4.2(14+1.4).2+12+16.3 . 100% ≈ 8,3%

%C = KLNT(C)KLPT((NH4)2CO3) . 100% = 12(14+1.4).2+12+16.3 . 100% = 12.5%

%O = KLNT(O.3)KLPT((NH4)2CO3) . 100% = 16.3(14+1.4).2+12+16.3 . 100% = 50%

Viết công thức hoá học của phosphoric acid có cấu tạo từ hydrogen và nhóm phosphate. Trong phosphoric acid, nguyên tố nào có phần trăm lớn nhất?

Câu trả lời:

  • Công thức hoá học của phosphoric acid: H3PO4
  • Phần trăm các nguyên tố trong hợp chất:

%H = KLNT(H.3)KLPT(H3PO4) . 100% = 1.31.3+31+16.4 . 100% ≈ 3,06%

%P = KLNT(P)KLPT(H3PO4) . 100% = 311.3+31+16.4 . 100% ≈ 31,63%

%O = KLNT(O.4)KLPT(H3PO4) . 100% = 16.41.3+31+16.4 . 100% ≈ 65,31%

=> Trong phosphoric acid, oxygen là nguyên tố nào có phần trăm lớn nhất.

5. XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC HOÁ HỌC

Câu hỏi:

10. Phân tử X có 75% khối lượng là aluminium, còn lại là carbon. Xác định công thức phân tử của X, biết khối lượng phân tử của nó là 144 amu.

11. Dựa vào công thức (2), hãy tính hoá trị của nguyên tố:

a) N trong phân tử NH3.

b) S trong phân tử SO2, SO3.

c) P trong phân tử P2O5.

Câu trả lời:

10. Gọi công thức phân tử của X là AlxCy.

Ta có: %C = 100% - %Al = 100% - 75% = 25%.

%Al = KLNT(Al.x)KLPT(AlxCy) . 100% = 27.x144 . 100% = 75% =>  x = 4

%C = KLNT(C.y)KLPT(AlxCy) . 100% = 12.y144 . 100% = 25% => y = 3

Vậy công thức phân tử của X là: Al4C3.

11. Áp dụng công thứ (2), ta có:

  • Hoá trị của nguyên tố N trong phân tử NH3 là: a . 1 = 1 . 3 => a = 3 = III.
  • Hoá trị của nguyên tố S trong phân tử SO2 là: a . 1 = 2 . 2 => a = 4 = IV.
  • Hoá trị của nguyên tố S trong phân tử SO3 là: a . 1 = 2 . 3 => a = 6 = VI.
  • Hoá trị của nguyên tố P trong phân tử P2O5 là: a . 2 = 2 . 5 => a = 5 = V.

Luyện tập:

Hợp chất (Y) có công thức FexOY, trong đó Fe chiếm 70% theo khối lượng. Khối lượng phân tử (Y) là 160 amu. Xác định công thức hoá học của hợp chất (Y)

Lời giải:

Ta có: %O = 100% - %Fe = 100% - 70% = 30%

%Fe = KLNT(Fe.x)KLPT(FexOy) . 100% = 56.x160 . 100% = 70% => x = 2

%O = KLNT(O.y)KLPT(FexOy) . 100% = 16.y160 . 100% = 30% => y = 3

Vậy công thức hoá học của hợp chất (Y) là: Fe2O3.

Luyện tập: Dựa vào Ví dụ 8,9 và các bảng hoá trị ở Phụ lục trang 187, hãy xác định công thức hoá học các hợp chất tạo bơi:

a) potassium và sulfate.

b) aluminium và carbonate.

c) magnesium và nitrate.

Lời giải:

Công thức hoá học của các hợp chất:

a) Gọi công thức hoá học chung là Kx(SO4)y.

Theo quy tắc hoá trị, ta có: x . I = y . II => xy = III = 2 => x = 2, y = 1

=> Công thức hoá học của hợp chất tạo bởi potassium và sulfate: K2SO4.

b) Gọi công thức hoá học chung là Alx(CO3)y.

Theo quy tắc hoá trị, ta có: x . III = y . II => xy = IIIII  => x = 2, y = 3

=> Công thức hoá học của hợp chất tạo bởi aluminium và carbonate: Al2(CO3)3.

c) Gọi công thức hoá học chung là Mgx(NO3)y.

Theo quy tắc hoá trị, ta có: x . II = y . I => xy = III => x = 1, y = 2

=> Công thức hoá học của hợp chất tạo bởi magnesium và nitrate: Mg(NO3)2.

Pháo hoa có thành phần nhiên liệu nổ gồm sulfur, than và hợp chất (Z). Hợp chất (Z) gồm nguyên tố potassium, nitrogen và oxygen với các tỉ lệ phần trăm tương ứng là 38,61%, 13,86% và 47,53%. Khối lượng phân tử hợp chất (Z) là 101 amu. Xác định công thức hoá học của (Z). 

Tìm hiểu qua sách, báo và internet, em hãy cho biết một số ứng dụng của hợp chất (Z).

Câu trả lời:

Gọi công thức hoá học của (Z) là KaNbOc.

%K = KLNT(K.a)KLPT(KaNbOc) . 100% = 39.a101 . 100% = 38,61% =>  a ≈ 1

%N = KLNT(N.b)KLPT(KaNbOc) . 100% = 14.b101 . 100% = 13,86% =>  y ≈ 1

%O = KLNT(O.c)KLPT(KaNbOc) . 100% = 16.c101 . 100% = 47,53% =>  y ≈ 3

Vậy công thức hoá học của (Z) là: KNO3.

Một số ứng dụng của KNO3 là:

  • Trong nông nghiệp:
    • Được sử dụng như một dạng phân bón, cung cấp toàn bộ dinh dưỡng dạng đa lượng cần thiết cho cây phát triển.
    • Là nguồn cung cấp kali cần thiết cho sự phát triển của cây và hoạt động bình thường của mô. 
    • Giúp đất giảm mặn, cải thiện tình hình sử dụng nước và giúp tiết kiệm nước khi trồng.
    • Là thành phần chính không thể thiếu trong dinh dưỡng thủy canh và là một dạng chất nền để chống lại vi khuẩn, nấm gây bệnh, côn trùng và virus. 
  • Trong công nghiệp:
    • Là nguyên liệu thô để sản xuất thuốc súng, pháo hoa và các loại thuốc nổ khác.
    • Được sử dụng trong sản xuất bóng đèn ô tô, thủy tinh cường lực, thuốc lá,...
  • Trong y tế: dùng để sản xuất penicillin kali, rifampin và các loại thuốc khác.

Bột thạch cao có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống. Thành phần chính của bột thạch cao là hợp chất (M) gồm calcium và gốc sulfate. Xác định công thức hoá học của hợp chất (M).

Tìm hiểu thông qua sách, báo, internet và cho biết các ứng dụng của thạch cao.

Lời giải:

Gọi công thức hoá học chung là Cax(SO4).

Theo quy tắc hoá trị, ta có: x . II = y . II => xy = IIII = 1 => x = 1, y = 1

=> Công thức hoá học của hợp chất tạo bởi calcium và gốc sulfate: CaSO4.

Một số ứng dụng của thạch cao:

  • Trong xây dựng: dùng làm trần nhà thạch cao, vách ngăn thạch cao hoặc những tấm la phong tạo tính thẩm mỹ cho công trình.
  • Trong ngành mỹ thuật: sử dụng làm nguyên liệu đúc tượng, điêu khắc.
  • Trong y tế: người ta dùng thạch cao để bó bột cho trường hợp bị gãy tay, gãy chân hay các chấn thương liên quan đến xương.
  • ...

BÀI TẬP

1. Viết công thức hoá học các hợp chất tạo bởi oxygen và mỗi nguyên tố sau: potassium, magnesium, aluminium, phosphorus (hoá trị V).

2. Dựa vào bảng hoá trị ở Phụ lục trang 187, em hãy hoàn thành bảng sau:

3. Thạch nhũ trong hang động có thành phần chính là hợp chất (T). Phân tử (T) có cấu tạo từ nguyên tố calcium, carbon và oxygen với các tỉ lệ tương ứng là 40%, 12% và 48%. Khối lượng phân tử (T) là 100 amu. Hãy xác định công thức hoá học của (T).

Câu trả lời:

1. Viết công thức hoá học:

  • Gọi công thức hoá học của hợp chất tạo bởi oxygen và potassium là KxOy.

Theo quy tắc hoá trị, ta có: x . I = y . II => xy = III = 2 => x = 2, y = 1

=> Công thức hoá học: K2O.

  • Gọi công thức hoá học của hợp chất tạo bởi oxygen và magnesium là MgxOy.

Theo quy tắc hoá trị, ta có: x . II = y . II => xy = IIII = 1 => x = 1, y = 1

=> Công thức hoá học: MgO.

  • Gọi công thức hoá học của hợp chất tạo bởi oxygen và aluminium là AlxOy.

Theo quy tắc hoá trị, ta có: x . III = y . II => xy = IIIII = 23  => x = 2, y = 3

=> Công thức hoá học: Al2O3.

  • Gọi công thức hoá học của hợp chất tạo bởi oxygen và phosphorus là PxOy.

Theo quy tắc hoá trị, ta có: x . V = y . II => xy = IIV = 25 => x = 2, y = 5

=> Công thức hoá học: P2O5.

2. Hoàn thành bảng:

Chất

Công thức hoá học

Khối lượng phân tử

Sodium sulfide (S hoá trị II)

Na2S

78 amu

Aluminium nitride (N hoá trị III)

AlN

41 amu

Copper (II) sulfate

CuSO4

160 amu

Iron (III) hydroxide

Fe(OH)3

107 amu

3. Gọi công thức hoá học của (T) là CaxCyOz.

%Ca = KLNT(Ca.x)KLPT(CaxCyOz) . 100% = 40.x100 . 100% = 40% =>  x ≈ 1

%C = KLNT(C.y)KLPT(CaxCyOz) . 100% = 12.y100 . 100% = 12% =>  y ≈ 1

%O = KLNT(O.z)KLPT(CaxCyOz). 100% = 16.c100 . 100% = 48% =>  y ≈ 3

Vậy công thức hoá học của (T) là: CaCO3.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo, giải khoa học tự nhiên 7 sách mới, giải khoa học tự nhiên 7 bài 7 CTST, giải bài hoá trị và công thức hoá học
khtn7ctst
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải khoa học tự nhiên 7 CTST bài 7 Hoá trị và công thức hoá học . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Nguyễn Hảo tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận