Danh mục bài soạn

Giải khoa học tự nhiên 7 CTST bài 5 Phân tử - Đơn chất - Hợp chất

Hướng dẫn học môn Khoa học tự nhiên 7 sách mới Chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 5 Phân tử - Đơn chất - Hợp chất. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

1. PHÂN TỬ

Câu hỏi:

1. Quan sát Hình 5.1 và cho biết hạt hợp thành của chất nào được tạo từ một nguyên tố hoá học. Hạt hợp thành của chất nào được tạo từ nhiều nguyên tố hoá học?

2. Em hãy đề xuất cách tính khối lượng phân tử của mỗi chất ở Hình 5.3.

3. Khối lượng nguyên tử của oxygen bằng 16 amu. Phân tử khí oxygen gồm 2 nguyên tử oxygen sẽ có khối lượng phân tử bằng bao nhiêu?

Câu trả lời:

1. Hạt hợp thành của hydrogen, chloride và neon được tạo từ một nguyên tố hoá học.

  • Hạt hợp thành của hydrogen chloride được tạo từ nhiều nguyên tố hoá học.

2. Cách tính khối lượng phân tử của mỗi chất ở Hình 5.3:

  • Hình a: khối lượng phân tử bằng tổng khối lượng 2 nguyên tử H: 1 x 2 = 2 amu.
  • Hình b: khối lượng phân tử bằng tổng khối lượng 2 nguyên tử O và 1 nguyên tử S: 16 x 2 + 32 = 64 amu.
  • Hình c: khối lượng phân tử bằng tổng khối lượng 4 nguyên tử H và 1 nguyên tử C: 1 x 4 + 12 = 16 amu.

3. Khối lượng phân tử khí oxygen là: 16 x 2 = 32 amu.

Luyện tập:

Tương tự Ví dụ 1, em hãy mô tả một số phân tử được tạo thành từ 1 nguyên tố hoá học, 2 nguyên tố hoá học.

Lời giải:

Một số phân tử được tạo thành từ:

  • 1 nguyên tố hoá học: 
    • Oxygen được tạo thành từ nguyên tố O.
    • Nitrogen được tạo thành từ nguyên tố N.
  • 2 nguyên tố hoá học: 
    • Muối ăn được tạo thành từ nguyên tố Na và nguyên tố Cl.
    • Carbon dioxide được tạo thành từ nguyên tố C và nguyên tố O.

Muối ăn có thành phần chính là sodium chloride gồm 1 nguyên tử sodium và 1 nguyên tử chloride. Em hãy tính khối lượng phân tử của sodium chloride.

Lời giải: Khối lượng phân tử của sodium chloride là: 23 + 35,5 = 58,5 amu.

2. ĐƠN CHẤT

Câu hỏi:

4. Dựa vào Hình 5.5, cho biết tên các đơn chất được tạo thành từ nguyên tố hoá học tương ứng.

5. Ngoài các đơn chất tạo từ các nguyên tố ở Hình 5.5, em hãy liệt kê thêm 2 đơn chất tạo thành từ nguyên tố kim loại và 2 đơn chất tạo thành từ nguyên tố phi kim khác.

6. Quan sát Hình 5.6, em hãy cho biết số nguyên tử và thành phần nguyên tố có trong mỗi phân tử đơn chất.

Câu trả lời:

4. Tên các đơn chất được tạo thành từ nguyên tố hoá học tương ứng trong hình 5.5: hydrogen, helium, nitrogen, fluorine, sodium, magnesium, phosphorus, sulfur, chloride, argon, potassium, calcium.

5. Liệt kê: 

  • 2 đơn chất tạo thành từ nguyên tố kim loại: lithium (Li), barium (Ba).
  • 2 đơn chất tạo thành từ nguyên tố phi kim khác: carbon (C), silicon (Si).

6. Số nguyên tử và thành phần nguyên tố có trong mỗi phân tử đơn chất ở Hình 5.6:

  • Mỗi phân tử đơn chất bromine lỏng được tạo thành từ 2 nguyên tử của nguyên tố Br.
  • Mỗi phân tử đơn chất ozone được tạo thành từ 3 nguyên tử của nguyên tố O.

Luyện tập: Mẫu vật nào được tạo ra từ phân tử đơn chất trong hình dưới đây? Cho biết nguyên tố tạo ra mỗi đơn chất đó.

 

Lời giải:

Mẫu vật được tạo ra từ phân tử đơn chất trong hình:

  • Cuộn dây nhôm: được tạo ra từ nguyên tố alumini (Al).
  • Lưu huỳnh: được tạo ra từ nguyên tố sulfur (S).

3. HỢP CHẤT

Câu hỏi:

7. Quan sát Hình 5.7, em hãy cho biết phân tử chất nào là phân tử đơn chất, phân tử chất nào là phân tử hợp chất. Giải thích.

8. Muỗi ăn (Hình 5.8) là đơn chất hay hợp chất? Vì sao?

9. Nêu một số ví dụ về phân tử hợp chất mà em biết và cho biết phân tử đó được tạo thành từ các nguyên tử của nguyên tố nào.

Câu trả lời:

7. Phân tử Hydrogen và Oxygen là phân tử đơn chất vì:

  • Phân tử hydrogen được tạo thành từ 2 nguyên tử của nguyên tố H.
  • Phân tử oxygen được tạo thành từ 2 nguyên tử của nguyên tố O.

Phân tử nước là phân tử hợp chất vì nó được tạo thành từ 2 nguyên tử của nguyên tố H và 1 nguyên tử của nguyên tố O.

8. Muối ăn là hợp chất vì nó được tạo thành từ 1 nguyên tử của nguyên tố Na và 1 nguyên tử của nguyên tố Cl.

9. Ví dụ về phân tử hợp chất:

  • Phân tử methane được tạo thành từ 4 nguyên tử của nguyên tố H và 1 nguyên tử của nguyên tố C.
  • Phân tử sulfur dioxide được tạo thành từ 2 nguyên tử của nguyên tố O và 1 nguyên tử của nguyên tố S.

Luyện tập:

Carbon dioxide là thành phần tạo ra bọt khí trong nước giải khát có gas (hình dưới). Theo em, carbon dioxide là đơn chất hay hợp chất?

Lời giải:

 Carbon dioxide là hợp chất vì nó được tạo thành từ 2 nguyên tử của nguyên tố O và 1 nguyên tử của nguyên tố C.

Có các chất mẫu như hình bên:

Hãy cho biết mỗi chất đó được tạo thành bởi loại phân tử gì? Iodine và potassium iodide có nhiều ứng dụng trong đời sống. Tìm hiểu qua sách báo và internet, em hãy cho biết một số ứng dụng của các chất này.

Lời giải:

  • Potassium và iodine được tạo bởi phân tử đơn chất.
  • Potassium iodide được tạo bởi phân tử hợp chất.
  • Ứng dụng của iodine: 
    • Là khoáng chất quan trọng, có ích cho sức khỏe.
    • Giúp loại bỏ nguy cơ mắc các bệnh như bướu cổ, suy giáp, khuyết tật về trí tuệ,...
    • Hỗ trợ sản sinh ra hormone tuyến giáp có vai trò rất lớn giúp điều hoà các chức năng của cơ thể.
    • Là chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt quan trọng trong thời kì mang thai.
  • Ứng dụng của potassium iodide:
    • Là hợp chất hóa học được sử dụng trong thuốc men và thực phẩm chức năng: điều trị cường giáp, cấp cứu phơi nhiễm phóng xạ, điều trị nấm da và bệnh nấm,...
    • Được sử dụng trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, làm chất phụ gia, bổ sung iot trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi,...
    • Là nguyên liệu trong sản xuất thuốc thú y, thủy sản, làm thuốc sát trùng,...
    • Được sử dụng trong ngành nhiếp ảnh.

BÀI TẬP

1. Hãy liệt kê 5 phân tử hợp chất đơn chất và 5 phân tử hợp chất chứa 2 nguyên tố hoá học.

2. Hoàn thành bảng sau:

3. Baking soda là một loại muối được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành như: thực phẩm, dược phẩm, công nghiệp hoá chất.

a) Baking soda là phân tử đơn chất hay phân tử hợp chất?

b) Baking soda có khối lượng phân tử bằng 84 amu. Quan sát hình mô phỏng phân tử baking soda (hình bên), cho biết phân tử baking soda có mấy nguyên tử X? Hãy xác định khối lượng nguyên tử X và cho biết X là nguyên tố nào?

4. Quan sát hình mô phỏng các phân tử sau, cho biết chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất? Tính khối lượng phân tử của các chất.

Câu trả lời:

1. Liệt kê:

  • 5 phân tử hợp chất đơn chất: oxygen, hydrogen, nitrogen, chlorine, sodium.
  • 5 phân tử hợp chất chứa 2 nguyên tố hoá học: nước, muối ăn, methane, sunfur dioxide, carbon dioxide.

2. Kết quả bảng:

Chất

Phân tử đơn chất

Phân tử hợp chất

Khối lượng phân tử

Phân tử carbon monoxide gồm 1 nguyên tử carbon và 1 nguyên tử oxygen.

 

X

12 + 16 = 28 amu

Phân tử calcium oxide gồm 1 nguyên tử calcium và 1 nguyên tử oxygen.

 

X

40 + 16 = 56 amu

Phân tử ozone gồm 3 nguyên tử oxygen.

X

 

16 x 3 = 48 amu

Phân tử nitrogen dioxide gồm 1 nguyên tử nitrogen và 2 nguyên tử oxygen.

 

X

14 + 16 x 2 = 46 amu

Phân tử acetic acid (có trong giấm ăn) gồm 2 nguyên tử carbon, 4 nguyên tử hydrogen và 2 nguyên tử oxygen.

 

X

12 x 2 + 1 x 4 + 16 x 2 = 60 amu

3. a. Baking soda là phân tử hợp chất.

b. Phân tử baking soda có 1 nguyên tử X.

Ta có, khối lượng phân tử baking soda là: X + 16 x 3 + 12 +1 = 84 amu.

=> X + 61 = 84 => X = 23 amu.

=> Nguyên tử X có khối lượng là 23 amu và X là nguyên tử Na.

4. Trả lời:

  • Các phân tử đơn chất: hydrogen, chlorine, nitrogen.
  • Các phân tử hợp chất: carbon dioxide, methane, hydrogen chloride, ammonia, nước.
  • Khối lượng phân tử của các chất:
    • Hydrogen: 1 x 2 = 2 amu.
    • Carbon dioxide: 12 + 16 x 2 = 44 amu.
    • Methane: 12 + 1 x 4 = 16 amu.
    • Hydrogen chloride: 1 + 35,5 = 36,5 amu.
    • Chlorine: 35,5 x 2 = 71 amu.
    • Nitrogen: 14 x 2 = 28 amu.
    • Ammonia: 14 + 1 x 3 = 17 amu.
    • Nước: 16 + 1 x 2 = 18 amu.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

giải khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo, giải khoa học tự nhiên 7 sách mới, giải khoa học tự nhiên 7 bài 5 CTST, giải bài Phân tử - Đơn chất - Hợp chất
khtn7ctst
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải khoa học tự nhiên 7 CTST bài 5 Phân tử - Đơn chất - Hợp chất . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Nguyễn Hảo tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận