Danh mục bài soạn

Giải khoa học tự nhiên 7 CTST bài 30 Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Hướng dẫn học môn khoa học tự nhiên 7 sách mới chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 25: Hô hấp tế bào. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

1. CON ĐƯỜNG TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC Ở ĐỘNG VẬT

Câu 1. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu nước của động vật?

Trả lời: Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu nước của động vật: loài, kích thước cơ thể, điều kiện môi trường, độ tuổi, loại thức ăn,...

Câu 2. Việc đảm bảo nhu cầu nước có ý nghĩa gì đối với cơ thể động vật?

Trả lời: Việc đảm bảo nhu cầu nước sẽ giúp động vật duy trì các hoạt động sống diễn ra bình thường.

Luyện tập: Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần về nhu cầu nước của các loài sau đây: bò, mèo, lợn, thằn lằn, lạc đà. Dựa vào đặc điểm nào để em sắp xếp được như thế?

Trả lời: 

  • Thứ tự tăng dần về như cầu nước: bò, lợn, mèo, thằn lằn, lạc đà.
  • Đặc điểm giúp em sắp xếp: loài, kích thước cơ thể, điều kiện môi trường.

Câu 3. Quan sát Hình 30.1 và trả lời các câu hỏi sau:

a) Nước được cung cấp cho cơ thể người từ những nguồn nào?

b) Nước trong cơ thể người có thể bị mất đi qua những con đường nào?

Trả lời:  a) Nước được cung cấp cho cơ thể người từ thức ăn và nước uống.

b) Nước trong cơ thể người có thể bị mất đi qua những hoạt động như hô hấp, thoát hơi nước qua da, toát mồ hôi, bài tiết nước tiểu và phân.

Câu 4. Hãy trình bày con đường trao đổi nước ở động vật và người.

Trả lời:  Con đường trao đổi nước ở động vật và người:

Nước từ thức ăn, nước uống → Ống tiêu hoá → Hấp thụ vào máu → Các tế bào và cơ quan → Bài tiết ra khỏi cơ thể

Luyện tập: Theo em, nên uống nước ở những thời điểm nào là hợp lí?

Trả lời: Thời điểm uống nước hợp lí:

  • Sau khi ngủ dậy.
  • Sau các bữa ăn.
  • Khi ngồi trong phòng điêu hoà.
  • Trong lúc học tập, làm việc.
  • Trước khi đi ngủ 30 phút.

2. CON ĐƯỜNG THU NHẬN VÀ TIÊU HOÁ THỨC ĂN Ở ĐỘNG VẬT

Câu 5. Cơ quan nào trong ống tiêu hoá ở người là nơi thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn?

Trả lời:  Cơ quan trong ống tiêu hoá ở người là nơi thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn: miệng.

Câu 6. Dựa vào Hình 30.2, em hãy mô tả con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người.

Trả lời:  Con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người: 

Miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → trực tràng → hậu môn

Câu 7. Quá trình tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người được thực hiện thông qua những hoạt động nào?

Trả lời:  Quá trình tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người được thực hiện thông qua những hoạt động:

  • Thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn ở miệng.
  • Vận chuyển thức ăn xuống dạ dày thông qua thực quản.
  • Tiêu hoá một phần thức ăn ở dạ dày.
  • Tiêu hoá hoàn toàn thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng vào máu nhờ ruột non.
  • Ruột già hấp thu nước và số ít chất còn lại, tạo phân và chất khí chứa ở trực tràng.
  • Thải phân và các chất khí ra khỏi cơ thể qua hậu môn.

3. QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT Ở ĐỘNG VẬT

Câu 8. Hệ tuần hoàn nhận những chất nào từ hệ hô hấp và hệ tiêu hoá?

Trả lời:  Hệ tuần hoàn nhận khí oxygen từ hệ hô hấp và các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hoá.

Câu 9. Các chất dinh dưỡng và chất thải được vận chuyển đến đâu trong cơ thể?

Trả lời:  Các chất dinh dưỡng được chuyển đến các tế bào, mô, cơ quan trong cơ thể.

  • Chất thải được vận chuyển đến phổi và các cơ quan bài tiết.

Câu 10. Quan sát Hình 30.3, hãy mô tả chi tiết quá trình vận chuyển các chất trong hai vòng tuần hoàn ở người.

Trả lời:  Quá trình vận chuyển các chất trong hai vòng tuần hoàn ở người:

  • Vòng tuần hoàn phổi:
    • Máu đỏ thẫm (giàu carbon dioxide) từ tâm thất phải theo động mạch đi lên phổi.
    • Diễn ra quá trình trao đổi khí giữa máu và khí ở các phế nang thông qua các mao mạch phổi => Máu đỏ thẫm thành máu đỏ tươi (giàu oxygen).
    • Máu giàu oxygen theo động mạch phổi về tim, đổ vào tâm nhĩ trái.
  • Vòng tuần hoàn các cơ quan:
    • Máu giàu oxygen và các chất dinh dưỡng từ tâm thất trái theo động mạch chủ đi đến các cơ quan.
    • Diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và các cơ quan thông qua hệ thống mao mạch.
    • Oxygen và các chất dinh dưỡng được cung cấp cho các tế bào, mô, cơ quan,...
    • Máu nhận các chất thải, carbon dioxide => Máu đỏ thẫm.
    • Các chất thải được vận chuyển đến cơ quan bài tiết, carbon dioxide theo tĩnh mạch về tim, đổ vào tâm nhĩ phải.

Luyện tập: Tại sao nói hệ tuần hoàn là trung tâm trao đổi chất của cơ thể động vật?

Trả lời:  Nói hệ tuần hoàn là trung tâm trao đổi chất của cơ thể động vật vì ở đây diễn ra tất cả các quá trình trao đổi cần thiết để tổng hợp, phân giải và đưa các chất đi nuôi cơ thể.

  • Vòng tuần hoàn phổi: trao đổi khí giữa máu và khí ở các phế nang.
  • Vòng tuần hoàn các cơ quan: trao đổi chất giữa máu và các cơ quan.

Vận dụng: Em hãy đề xuất một số biện pháp bảo vệ sức khoẻ hệ tiêu hoá và hệ tuần hoàn.

Trả lời:  Một số biện pháp bảo vệ sức khoẻ hệ tiêu hoá:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng.
  • Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa.
  • Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.
  • Ăn chậm nhai kĩ, ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị.
  • Tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn.
  • Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để quá trình tiêu hoá diễn ra hiệu quả.

Một số biện pháp bảo vệ sức khoẻ hệ tuần hoàn:

  • Không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, rượu,...
  • Xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, khoa học, uống nhiều nước.
  • Hạn chế các thức ăn có hại cho tim mạch: mỡ động vật,...
  • Tập thể dục thường xuyên, đều đặn.
  • Kiểm tra sức khoẻ định kì hàng năm.

4. VẬN DỤNG HIỂU BIẾT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT VÀO THỰC TIỄN

Câu 11. Hãy dự đoán nhu cầu dinh dưỡng của các đối tượng sau đây cao hay thấp. Giải thích.

a) Thợ xây dựng.

b) Nhân viên văn phòng.

c) Trẻ ở tuổi dậy thì.

d) Phụ nữ mang thai.

Trả lời: Nhận xét:

  • Nhu cầu dinh dưỡng của thợ xây dựng cao do tính chất công việc nặng nhọc, hoạt động nhiều, yêu cầu phải sử dụng và tiêu hao lượng năng lượng lớn.
  • Nhu cầu dinh dưỡng của nhân viên văn phòng thấp do tính chất công việc nhẹ, ngồi nhiều và ít hoạt động. 
  • Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở tuổi dậy thì cao vì phải trải qua những thay đổi lớn về thể chất, cơ thể nhiều dinh dưỡng để thúc đẩy các quá trình trao đổi chất, giúp lớn lên và hoàn thiện cả về kích thước lẫn trí tuệ.
  • Nhu cầu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai cao vì dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Dinh dưỡng đầy đủ sẽ:
    • Giúp mẹ có sức khoẻ, sức đề kháng tốt, tránh mắc bệnh và mau phục hồi sau sinh.
    • Giúp con không bị suy sinh dưỡng bào thai, suy thai, chậm phát triển tâm thần, vận động và lớn lên khoẻ mạnh.

Câu 12. Cho ví dụ về những tác hại của việc thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng.

Trả lời:  Những tác hại của việc thừa chất dinh dưỡng:

  • Là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh như béo phì, bệnh tim, huyết áp cao, loãng xương, tiểu đường loại 2 và một số bệnh ung thư.
  • Dễ dẫn đến tình trạng táo bón, tiêu chảy, mất nước,... do cơ thể nạp quá nhiều đạm trong thời gian dài.
  • Sức đề kháng kém, mạch máu dễ vỡ gây xuất huyết dưới da do không bổ sung đầy đủ vitamin C, chất xơ.

Những tác hại của việc thiếu chất dinh dưỡng:

  • Gây ra bệnh suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn, giảm trí tuệ ở trẻ em và cả người lớn.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm và mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp,...
  • Tóc khô, dễ gãy rụng, da xanh xao, nhợt nhạt.
  • Hệ miễn dịch kém và thường gặp các vấn đề vầ răng miệng.

Câu 13. Quan sát Hình 30.4, hãy cho biết những nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm thực phẩm.

Trả lời:  Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm thực phẩm:

  • Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật.
  • Ao nuôi bị ô nhiễm.
  • Thực phẩm bị tiêm, tẩm hoá chất.
  • Chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
  • Điều kiện bảo quản thực phẩm không phù hợp.
  • Bị thôi nhiễm chất độc hại từ bao bì thực phẩm, thiết bị, môi trường sản xuất.
  • Quá trình thu hoạch, bảo quản chưa đảm bảo vệ sinh an toàn.

Câu 14. Các loại thực phẩm bị ô nhiễm sẽ gây ra những hậu quả gì cho người sử dụng?

Trả lời:  Hậu quả khi sử dụng các loại thực phẩm bị ô nhiễm:

  • Là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư, rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân, vô sinh, quái thai…
  • Gây ra các bệnh cấp tính:
    • Rối loạn tiêu hoá: nôn, đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm,...
    • Rối loạn thần kinh: rối loạn cảm giác, nhức đầu, mệt lả, hôn mê, liệt chi.
    • Các rối loạn chức năng khác: thay đổi huyết áp, bí tiểu…
  • Có thể dẫn đến tử vong nếu bị ngộ độc nặng do không được cấp cứu kịp thời hoặc hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn kéo dài dẫn đến bệnh hiểm nghèo không cứu chữa được.

Luyện tập: Hãy cho biết vai trò của việc có một chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Trả lời: Vai trò của một chế độ dinh dưỡng phù hợp:

  • Hạn chế các bệnh vễ tim mạch. đái tháo đường, ung thư, thừa cân – béo phì, gout, máu nhiễm mỡ,...
  • Giúp đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể trong các giai đoạn khác nhau.
  • Tạo ra sự tăng trưởng và phát triển tối ưu cho thai nhi và trẻ nhỏ cũng như đảm bảo sức khỏe, thể chất tốt cho người trưởng thành.
  • Kéo dài tuổi thọ...

Vận dụng: Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở người, em hãy đề xuất một số biện pháp trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí và vệ sinh ăn uống để bảo vệ sức khoẻ con người. Cho biết tác dụng của các biện pháp đó.

 

Trả lời: Một số biện pháp để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí và vệ sinh ăn uống:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí: đủ năng lượng, cân đối, đa dạng thực phẩm, đảm bảo vệ sinh và uống đủ nước tuỳ theo độ tuổi, thể trạng,...
  • Khám định kì thường xuyên, lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để biết và bổ sung đầy đủ các dưỡng chất bị thiếu hụt.
  • Rửa tay trước khi ăn, ăn chậm nhai kĩ, ăn chín uống sôi.
  • Không sử dụng các thực phẩm chưa rõ nguồn gốc, hết hạn, thực phẩm lưu trữ trong thời gian dài.
  • Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ đóng gói sẵn,...

Tác dụng của các biện pháp:

  • Tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình.
  • Giúp hạn chế các bệnh về tim mạch, tiêu hoá, béo phì, ung thư,...
  • Tạo điều kiện để phát triển tốt cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Giảm thiếu các chi phí khám chữa bệnh...

BÀI TẬP

1. Tại sao nói "Các hệ cơ quan trong cơ thể động vật có mối quan hệ mật thiết với nhau?". Cho ví dụ chứng minh.

Trả lời:  Mói "Các hệ cơ quan trong cơ thể động vật có mối quan hệ mật thiết với nhau?" vì cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau.

  • Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác.
  • Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động và các cơ quan vận động.
  • Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxygen tới tế bào, đưa các chất thải và carbon dioxide từ tế bào tới các cơ quan để thải ra ngoài.
  • Hệ hô hấp lấy oxygen từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải carbon dioxide ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.
  • Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các cơ quan của cơ thể qua hệ tuần hoàn.
  • Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.

Ví dụ: Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Cùng lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động như tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn (hệ tuần hoàn), thở nhanh và sâu (hệ hô hấp), mồ hôi tiết nhiều (hệ bài tiết), ...

2. Nếu là một tuyên tuyền viên, em sẽ tuyên truyền những nội dung gì về giáo dục vệ sinh ăn uống ở địa phương em?

Trả lời: Gợi ý nội dung tuyên tuyền về giáo dục vệ sinh ăn uống:

  • Chọn thực phẩm tươi sạch, nguồn gốc rõ ràng.
  • Bảo quản thực phẩm sống và thức ăn đã nấu chín đúng cách.
  • Ăn chín uống sôi, không ăn đồ có dấu hiệu bị hỏng, ôi thiu,...
  • Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm trước khi mua và khi dùng.
  • Giữ vệ sinh nơi ăn uống, bảo quản và chế biến thực phẩm.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thực phẩm và trước khi ăn.

3. Hãy tìm hiểu một số bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng không hợp lí hoặc ăn uống không hợp vệ sinh ở địa phương em. Nêu biện pháp phòng tránh các bệnh đó theo mẫu trong bảng dưới đây.

Trả lời: Hoàn thành bảng:

Tên bệnh

Nguyên nhân

Tác hại

Biện pháp phòng tránh

 

 

Béo phì

- Lười vận động, ăn uống không lành mạnh.

- Yếu tố tâm lí: bệnh trầm cảm, người bị căng thẳng, buồn bã,…

- Yếu tố di truyền.

- Suy giảm hệ miễn dịch.

- Nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, tiểu đường, tim mạch,…

- Gây tự ti về ngoại hình, cơ thể thiếu linh hoạt.

- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.

- Tập thể dục thường xuyên.

- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, có chế độ nghỉ ngơi hợp lí.

 

 

 

Ngộ độc thực phẩm

- Ăn uống không đảm bảo vệ sinh.

- Ăn nhầm thực phẩm hỏng, quá hạn sử dụng.

- Bị ngộ độc cấp tính: với các triệu chứng nôn, tiêu chảy, co giật, suy hô hấp,…có thể dẫn đến tử vong.

- Bị ngộ độc mãn tính: gây ra các bệnh về gan, thận, hệ thống tiêu hoá, miễn dịch,…

- Ăn chín uống sôi, không ăn đồ có dấu hiệu bị hỏng, ôi thiu,...

- Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thực phẩm và trước khi ăn.

- Giữ vệ sinh nơi ăn uống, bảo quản và chế biến thực phẩm.

- Luôn chọn thực phẩm sạch, nguồn gốc rõ ràng, hạn sử dụng dài.

4. Nhu cầu nước mỗi ngày của trẻ em theo cân nặng theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng vào năm 2012 được mô tả trong bảng sau:

Dựa vào bảng trên em hãy:

a) Nhận xét về mối quan hệ giữa cân nặng và nhu cầu nước ở trẻ em.

b) Tính lượng nước mà em cần uống mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể.

Trả lời:  Nhận xét:

a) Mối quan hệ giữa cân nặng và nhu cầu nước ở trẻ em: cân nặng càng lớn, nhu cầu nước càng cao.

b) Gợi ý tính lượng nước cần uống mỗi ngày cho học sinh 21kg: 1000 + 50 = 1050 (mL/kg).

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk khoa học tự nhiên 7 sách mới, giải khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo, Giải khoa học tự nhiên 7 CTST bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải khoa học tự nhiên 7 CTST bài 30 Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Hoàng Yến tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận