Danh mục bài soạn

Giải khoa học tự nhiên 7 CTST Bài 24 Hô hấp và vệ sinh hô hấp

Hướng dẫn học môn khoa học tự nhiên 7 sách mới chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết Bài 24: Hô hấp và vệ sinh hô hấp. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

A. Hoạt động khởi động

Câu 1. Quan sát hình 24.1: So sánh sự thay đổi về hình dạng, kích thước của phổi và lồng ngực của người ở trạng thái hít vào và thở ra trong hình dưới đây:

Trả lời:

- Khi hít vào lồng ngực mở rộng, thể tích phổi và lồng ngực tăng lên

- Khi thở ra lồng ngực mở rộng, thể tích phổi và lồng ngực giảm xuống

Câu 2. Hãy tự tìm hiểu những động tác hô hấp trên chính cơ thể mình khi hít vào và thở ra, từ đó trả lời câu hỏi: Tại sao con người hít vào và thở ra, lồng ngực có thể tích thay đổi?

Trả lời:

  • Khi hít vào, cơ liên sườn co, các xương sườn nâng lên, cơ hoành co --> thể tích lồng ngực tăng
  • Khi thở ra, cơ liên sườn dãn, các xương sườn hạ xuống, cơ hoàng dãn --> thể tích lồng ngực giảm

Câu 3. Quan sát các hình ảnh gây ô nhiễm môi trường không khí (bảng 24.1) từ đó điền thông tin phù hợp vào các ô tương ứng:

Trả lời: 

Hình ảnhNguyên nhânGiải pháp
A (bụi)núi lửa, cơn lốc, khai thác than và đá, ....giảm khai thác than và đá bừa bãi, vệ sinh môi trường công cộng thường xuyên
Bkhói thuốc lákhông sử dụng thuốc lá
Ckhí thải từ bếp than tổ ongsử dụng nhiên liệu sạch, không tạo khí thải
Dkhí thải do đốt rác thảixử lí rác thải đúng quy trình trong các nhà máy

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu chức năng của các cơ quan trong hệ hô hấp

Quan sát các cơ quan của hệ hô hấp, từ đó kết nối với chức năng tương ứng của mỗi cơ quan ở ô bên cạnh trong bảng 24.2

Trả lời: 

1-a

2- b

3-d

4-c

5-e

6-g

7-h

 

8-i

2. Tìm hiểu khái niệm hô hấp

Chọn các từ: cơ thể, tế bào, sự thở, phổi, bổ sung vào chỗ chấm trong đoạn thông tin sau:

Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp oxi cho các .................... của cơ thể và loại bỏ cacbonic do các tế bào thải khỏi ................ Quá trình hô hấp bao gồm: ....................., trao đổi khí ở .................... và trao đổi khí ở tế bào.

Trả lời: 

1. tế bào

2. cơ thể

3. sự thở

4. phổi

3. Quá trình thông khí ở phổi

a, Quan sát hình trong bảng 24.3, viết nhận xét về sự thay đổi hình dạng và thể tích của lồng ngực và phổi trong quá trình thông khí.

Trả lời:

  • Nhận xét về sự thay đổi thể tích lồng ngực: 
    • Khi hít vào thể tích lồng ngực tăng
    • Khi thở ra thể tích lồng ngực giảm
  • Nhận xét về sự thay đổi của thể tích phổi:
    • Khi hít vào thể tích phổi tăng
    • Khi thở ra thể tích phổi giảm

b, Quan sát hình 24.2 và mô tả quá trình trao đổi khí ở phổi và tế bào.

Trả lời: Các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp. Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.

4. Tìm hiểu dung tích phổi

Quan sát hình 24.3: Giải thích sự thay đổi biên độ của đồ thị (biểu diễn sự thay đổi dung tích phổi khi hô hấp) trong hình:

Trả lời: 

  • biên độ bình thường khi chúng ta hít thở bình thường
  • biên độ tăng lên khi hít vào và thở ra gắng sức

5. Các biện pháp vệ sinh và bảo vệ hệ hô hấp

Quan sát hình trong bảng 24.4. Nêu vai trò của các biện pháp vệ sinh và bảo vệ hệ hô hấp trong mỗi hình.

Trả lời:

  • Cách li những người mắc bệnh để tránh lây lan bệnh cho người khác
  • Đeo khẩu trang để ngăn chặn bụi bẩn gây hại hệ hô hấp
  • Vệ sinh tay sạch sẽ để tránh các vi khuẩn, bụi bẩn gây bệnh

6. Các bệnh đường hô hấp

Quan sát hình trogn bảng 24.5, mô tả bệnh và nêu các biện pháp phòng tránh.

Trả lời:

  • Bệnh viêm phổi mãn tính
    • Triệu chứng: ho sâu, nhiều đờm (dịch nhày)
    • Biện pháp: vệ sinh mũi, họng thường xuyên; đeo khẩu trang ở những nơi nhiều bụi bẩn, ...
  • Bệnh viêm phế quản
    • Triệu chứng: ho sâu, khó thở, màu sắc phổi thay đổi, tức ngực, có đờm, ...
    • Biện pháp: tránh những nơi ô nhiễm, khám sức khỏe định kì, vệ sinh mũi họng thường xuyên
  • Bệnh ho
    • Triệu chứng: ho thường xuyên, có đờm
    • Biện pháp: giữ ấm họng, tránh những nơi bụi bẩn, có mầm bệnh, vệ sinh mũi họng thường xuyên

 

C. Hoạt động luyện tập

1. Tìm hiểu liệu pháp thở oxi nhân tạo

Quan sát hình 24.4, nêu vai trò của liệu pháp thở oxi nhân tạo.

Trả lời:

 Liệu pháp thở oxi nhân tạo giúp cung cấp oxi cho người thiếu oxi máu

2. Tìm hiểu về tác hại của thuốc lá

Quan sát hình 24.5, nêu các tác hại của thuốc lá.

Trả lời: Tác hại của thuốc lá: tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí, có thể gây ung thư phổi.

3. Một số biện pháp hô hấp nhân tạo

a, Hà hơi thổi ngạt

Quan sát hình 24.6. Sắp xếp lại các động tác hà hơi thổi ngạt theo đúng quy trình.

 

b, Ấn lồng ngực

Quan sát hình 24.7. Mô tả các động tác hô hấp nhân tạo bằng cách ấn lồng ngực. Sắp xếp các bước theo thứ tự đúng.

Trả lời:

a, thứ tự đúng: 2-1-3-4

b, thứ tự đúng: 2-1-3

D. Hoạt động vận dụng

Hãy viết báo cáo:

  • Vai trò của không khí sạch đối với hô hấp
  • Những tac hại của việc thiếu vệ sinh hô hấp
  • Các biện pháp bảo vệ cơ quan hô hấp
  • Những nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp ảnh hưởng đến cơ thể
  • Vai trò của các biện pháp vệ sinh hô hấp
  • Viết bài tuyên truyền về ô nhiễm môi trường không khí
  • Đề xuất các biện pháp, tham gia các hoạt động làm sạch không khí

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Học sinh viết bài sưu tầm (khoảng 200 từ) các thông tin về hoạt động hô hấp có liên quan đến vệ sinh hô hấp của người từ các nguồn khác nhau.

Bài làm:

Cơ thể con người có nhiều hệ cơ quan khác nhau. Mỗi hệ nắm giữ một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Và trong đó không thể không nhắc tới hệ hô hấp.Hệ hô hấp là một hệ cơ quan có chức năng trao đổi không khí diễn ra trên toàn bộ các bộ phận của cơ thể. Ở con người, hệ hô hấp được chia thành 2 phần, lấy lắp thanh quản làm ranh giới:

Trên nắp thanh quản là hô hấp trên bao gồm: Mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản. Các bộ phận này làm nhiệm vụ lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi.

Dưới nắp thanh quản là hô hấp dưới bao gồm: Khí quản, cây phế quản, phế nang, màng phổi, phổi,…làm nhiệm vụ thực hiện lọc không khí và trao đổi khí.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk khoa học tự nhiên 7 sách mới, giải khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo, Giải khoa học tự nhiên 7 CTST Bài 24: Hô hấp và vệ sinh hô hấp
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải khoa học tự nhiên 7 CTST Bài 24 Hô hấp và vệ sinh hô hấp . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Hoàng Yến tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận