Danh mục bài soạn

Giải khoa học tự nhiên 7 CTST bài 23 Quang hợp ở thực vật

Hướng dẫn học môn Khoa học tự nhiên 7 sách mới Chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 23 Quang hợp ở thực vật. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

1. QUÁ TRÌNH QUANG HỢP

Câu hỏi

1. Quan sát Hình 23.1, hãy cho biết các chất tham gia và các chất được tạo thành trong quá trình quang hợp.

2. Lá cây lấy các nguyên liệu để thực hiện quá trình quang hợp từ đâu?

3. Hoàn thành sơ đồ sau:

4. Quan sát Hình 23.2, hãy xác định:

  • Nguồn cung cấp năng lượng cho thực vật thực hiện quá trình quang hợp.
  • Các chất vô cơ đã được lá cây sử dụng để tổng hợp nên glucose trong quá trình quang hợp.
  • Dạng năng lượng đã được chuyển hoá trong quá trình quang hợp.

5. Vì sao nói: "Trong quá trình quang hợp, trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng luôn diễn ra đồng thời và có mối quan hệ chặt chẽ."?

Câu trả lời:

1. Các chất tham gia và các chất được tạo thành trong quá trình quang hợp:

  • Các chất tham gia: ánh sáng mặt trời, carbon dioxide, nước và chất khoáng.
  • Các chất tạo thành: chất hữu cơ (glucose, tinh bột), oxygen.

2. Lá cây lấy các nguyên liệu để thực hiện quá trình quang hợp từ môi trường (không khí và đất).

3. Sơ đồ:

4. Nhận xét:

  • Nguồn cung cấp năng lượng cho thực vật thực hiện quá trình quang hợp: ánh sáng mặt trời.
  • Các chất vô cơ đã được lá cây sử dụng để tổng hợp nên glucose trong quá trình quang hợp: H2O (nước), CO2 (carbon dioxide).
  • Dạng năng lượng đã được chuyển hoá trong quá trình quang hợp: quang năng (ánh sáng mặt trời) → hoá năng (năng lượng).
=> Hai quá trình này luôn diễn ra đồng thời và có mối quan hệ chặt chẽ.

5. Nói "Trong quá trình quang hợp, trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng luôn diễn ra đồng thời và có mối quan hệ chặt chẽ." vì:

  • Quá trình trao đổi chất trong quang hợp ở lá cây luôn đi cùng với chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học trong các hợp chất hữu cơ.
  • Không có quá trình trao đổi chất, cây sẽ không có nguyên liệu để thực hiện quá trình chuyển hoá năng lượng.

 Luyện tập: Hoàn thành bảng thông tin sau:

Vận dụng: Tại sao khi trời nắng, đứng dưới bóng cây thường có cảm giác dễ chịu hơn khi sử dụng ô để che?

Câu trả lời:

Luyện tập: Hoàn thành bảng:

 

 

 Quang hợp

Quá trình trao đổi chất

Chất lấy vào

Chất tạo ra

Nước, carbon dioxide

Chất hữu cơ, oxygen

 Quá trình chuyển hoá năng lượng

Năng lượng hấp thụ

Năng lượng tạo thành

Ánh sáng mặt trời

Năng lượng hoá học

Vận dụng: Khi trời nắng, đứng dưới bóng cây thường có cảm giác dễ chịu hơn khi sử dụng ô để che vì lá cây thoát hơi nước thường xuyên làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh tán lá.

2. VAI TRÒ CỦA LÁ VỚI CHỨC NĂNG QUANG HỢP

Câu hỏi:

Quan sát Hình 23.3, hãy cho biết:

6. Ở hầy hết các loài cây, phiến lá thường có bản dẹt và rộng. Đặc điểm này có vai trò gì trong quá trình quang hợp?

7. Mạng gân lá dày đặc có vai trò gì trong quá trình quang hợp?

Quan sát Hình 23.4, hãy cho biết:

8. Bào quan lục lạp trong tế bào thịt lá có vai trò gì với chức năng quang hợp?

9. Vai trò của khí khổng trong quá trình quang hợp.

Câu trả lời:

6. Phiến lá thường có bản dẹt và rộng giúp thu nhận ánh sáng trong quá trình quang hợp?

7. Mạng gân lá dày đặc làm nhiệm vụ dẫn nước cho quá trình quang hợp và dẫn các sản phẩm quang hợp đến các cơ quan khác.

8. Vai trò của bào quan lục lạp trong tế bào thịt lá: chứa chất diệp lục có khả năng hấp thu và chuyển hoá năng lượng ánh sáng.

9. Vai trò của khí khổng trong quá trình quang hợp: giúp khí carbon dioxide , oxygen, hơi nước đi vào và đi ra khỏi lá một cách dễ dàng.

Luyện tập: Hãy cho biết đặc điểm và vai trò của phiến lá, gân lá, lục lạp, khí khổng trong quá trình quang hợp.

Vận dụng: Ở một số cây có lá tiêu biến thì quá trình quang hợp diễn ra ở bộ phận nào?

Câu trả lời:

Luyện tập: Đặc điểm và vai trò của phiến lá, gân lá, lục lạp, khí khổng trong quá trình quang hợp:

Bộ phận

Đặc điểm

Vai trò trong quang hợp

Phiến lá

Dạng bản dẹt, phiến lá rộng.

Thu nhận ánh sáng.

Lục lạp

Màu xanh, tập chung ở lá cây, chứa chất diệp lục.

Hấp thu và chuyển hoá năng lượng ánh sáng.

Gân lá

Có dạng mạch dẫn, cứng cáp, nằm trong cấu tạo của lá.

Vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của quá trình quang hợp.

Khí khổng

Nằm ở lớp biểu bì của lá, có khả năng đóng mở.

Trao đổi khí (carbon dioxide, oxygen) và thoát hơi nước.

Vận dụng: Ở một số cây có lá tiêu biến thì quá trình quang hợp diễn ra ở thân cây - bộ phận có màu xanh tươi, chứa diệp lục.

3. CÁC YẾU TỐ ÁNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH QUANG HỢP

Câu hỏi:

10. Liệt kê một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quang hợp.

11. Cho ví dụ chứng tỏ các loài cây khác nhau có nhu cầu ánh sáng khác nhau.

12. Nêu ảnh hưởng của nước đến quá trình quang hợp của thực vật.

13. Quan sát đồ thị Hình 23.6, hãy:

  • Nhận xét về ảnh hưởng của hàm lượng khí carbon dioxide đến cường độ quang hợp ở cây bí đỏ và cây đậu.
  • Cho biết nồng độ khí carbon dioxide trong không khí đạt bao nhiêu thì cây có thể quang hợp.
  • Dựa đoán nếu hàm lượng khí carbon dioxide trong không khí quá cao thì quang hợp của cây sẽ như thế nào.

14. Quan sát đồ thị Hình 23.7, hãy xác định:

  • Nhiệt độ tối ưu cho quang hợp ở cây khoai lang, cây cà chua, cây dưa chuột.
  • Nhiệt độ môi trường mà quang hợp diễn ra bình thường ở phần lớn thực vật.
15. Khi nhiệt độ môi trường quá cao (trên 40oC) hoặc quá thấp (dưới 0oC) thì quang hợp ở thực vật sẽ diễn ra như thế nào? Vì sao?

Câu trả lời:

10. Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quang hợp:

  • Ánh sáng
  • Nước
  • Carbon dioxide
  • Nhiệt độ

11. Ví dụ chứng tỏ các loài cây khác nhau có nhu cầu ánh sáng khác nhau:

  • Những cây ưa sáng: phi lao, lúa, ngô,... có như cầu chiếu sáng cao, cường độ ánh sáng mạnh, thường mọc nơi quang đãng hoặc có thân cao, tán lá phân bố ở tầng trên của tán rừng.
  • Những cây ưa bóng: lá lốt, dương xỉ,... có nhu cầu chiếu sáng thấp, thường mọc dưới tán cây khác hoặc nơi có bóng râm.

12. Ảnh hưởng của nước đến quá trình quang hợp của thực vật:

  • Vừa là nguyên liệu của quá trình quang hợp, vừa là yếu tố tham gia vào việc đóng, mở khí khổng để trao đổi khí.
  • Khi lá cây no nước, quang hợp đạt hiệu quả cao.
  • Khi thiếu nước từ 40-60%, quang hợp giảm mạnh và có thể dẫn đến ngừng quang hợp.
  • Có vai trò đồi với sự dẫn truyền các sản phẩm được tổng hợp trong quá trình quang hợp từ lá đến các bộ phận khác.

13. Nhận xét:

  • Quan sát biểu đồ ta thấy, ở cùng nồng độ khí carbon dioxide nhưng cây bí đỏ có cường độ quang hợp cao hơn cây đậu do chúng có nhu cầu khác nhau về ánh sáng.
  • Nồng độ khí carbon dioxide trong không khí vào khoảng 0,008 đến 0,01% thì cây có thể quang hợp.
  • Nếu hàm lượng khí carbon dioxide trong không khí quá cao thì cây có thể sẽ chết vì ngộ độc.

14. Nhận xét:

  • Nhiệt độ tối ưu cho quang hợp ở:
    • cây khoai lang: 30oC đến dưới 40oC.
    • cây cà chua: 25oC đến dưới 35oC.
    • cây dưa chuột: 20oC đến 25oC.
  • Nhiệt độ môi trường mà quang hợp diễn ra bình thường ở phần lớn thực vật là từ 25oC đến 35oC.

15. Khi nhiệt độ môi trường quá cao (trên 40oC) hoặc quá thấp (dưới 0oC) thì quang hợp ở thực vật sẽ bị giảm hoặc ngừng trệ vì các lục lạp hoạt động kém hoặc bị phá huỷ.

Luyện tập: Khi trồng và chăm sóc cây xanh, chúng ta cần chú ý đến những yếu tố nào để giúp cây quang hợp tốt? Cho ví dụ.

Vận dụng:

  • Vì sao nhiều loại cây cảnh trồng trong nhà mà vẫn xanh tốt? Kể tên một số loại cây có thể trồng được trong nhà.
  • Vì sao trong trồng trọt nên trồng cây với mật độ phù hợp?
Câu trả lời:

Luyện tập: Khi trồng và chăm sóc cây xanh, chúng ta cần chú ý đến những yếu tố:

  • Ánh sáng: cây trồng thuộc loại ưa sáng hay ưa bóng.
  • Nước: đảm bảo nguồn nước sạch, dồi dào.
  • Carbon dioxide: đặt cây ở nơi thoáng đãng, lưu thông khí tốt và có nồng độ carbon dioxide vào khoảng 0,008 đến 0,01%.
  • Nhiệt độ: không để cây ở nơi quá nóng hoặc quá lạnh, nhiệt độ tối ưu nhất vào khoảng 25oC đến 35oC.

Vận dụng: 

  • Những loại cây trồng trong nhà thường là cây ưa bóng, không cần cường độ chiếu sáng mạnh, thời gian chiếu sáng dài để phát triển nên có thể trồng trong nhà mà vẫn xanh tốt.
    • Một số loại cây có thể trồng được trong nhà: cây lưỡi hổ, cây kim tiền, cây vạn thiên thanh, cây ngũ gia bì,...
  • Trong trồng trọt nên trồng cây với mật độ phù hợp để có thể đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, nước, ánh sáng,... cần thiết cho quá trình phát triển của cây, giúp đạt được hiệu quả quang hợp mạnh nhất và thu được năng suất cao nhất.

16. Hãy cho biết quang hợp của thực vật có vai trò gì với môi trường và đời sống con người. Cho ví dụ.

17. Vì sao quang hợp ở thực vật giúp cân bằng hàm lượng carbon dioxide và oxygen trong không khí?

Luyện tập: Trình bày ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh.

Vận dụng: Việc xây dựng các công viên cây xanh trong các khu đô thị, khu công nghiệp có vai trò như thế nào?

Câu trả lời:

16. Quang hợp của thực vật có nhiều vai trò với môi trường và đời sống con người:

  • Tạo ra chất hữu cơ cung cấp cho các sinh vật khác: voi, huơu, nai,... ăn cỏ, khỉ ăn hoa quả trên cây,...
  • Giúp cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí.

17. Quang hợp ở thực vật giúp cân bằng hàm lượng carbon dioxide và oxygen trong không khí vì cây xanh lấy khí carbon dioxide từ không khí và trả về khí oxygen, trong khi hoạt động sống của các sinh vật khác lại lấy khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

=> Giúp điều hoà, cân bằng hàm lượng của hai loại khí này.

Luyện tập: Ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh:

  • Giúp tăng lượng khí oxygen, giảm lượng khí carbon dioxide trong không khí, góp phần cải thiện tình trạng trái đất nóng lên, hiệu ứng nhà kính,...
  • Giúp giữ nước, giữ đất, hạn chế các hiện tượng lũ quét, sạt lở đất vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô.
  • Là nhân tố quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tạo ra nguồn thức ăn, nơi ở cho các sinh vật khác.

Vận dụng: Vai trò của việc xây dựng các công viên cây xanh trong các khu đô thị, khu công nghiệp:

  • Giảm lượng khí carbon dioxide và khí thải, tăng lượng khí oxygen.
  • Ngăn cản và làm giảm lượng khói bụi trong không khí.

BÀI TẬP

1. Trình bày đặc điểm các bộ phận của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp.

2. Quang hợp có ý nghĩa như thế nào với sự sống của các sinh vật trên Trái Đất? Những sinh vật nào có thể quang hợp?

3. Vì sao trong bể kính nuôi cá cảnh, người ta thường cho vào các loại cây thuỷ sinh (ví dụ: rong đuôi chó)?

4. Vì sao trong nông nghiệp, để tăng năng suất, người ta thường dùng đèn để chiếu sáng vào ban đêm ở một số loại cây trồng?

5. Hãy nêu một số hoạt động bảo vệ cây xanh ở trường học của em.

Câu trả lời:

1. Các bộ phận của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp:

  • Lá cây dạng bản dẹt, phiến lá rộng giúp thu nhận được nhiều ánh sáng.

  • Tế bào lá có nhiều lục lạp, chứa chất diệp lục giúp hấp thu và chuyển hoá năng lượng ánh sáng.
  • Khí khổng nằm ở lớp biểu bì của lá, có vai trò chính trong quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước.
  • Gân lá có chức năng vận chuyển nước đến lục lạp và vận chuyển chất hữu cơ từ lục lạp về cuống lá, từ đó vận chuyển đến các bộ phận khác của cây.

2. Ý nghĩa của quang hợp với sự sống của các sinh vật trên Trái Đất:

  • Cung cấp chất hữu cơ và năng lượng cải thiết cho sự sống.
  • Giúp cân bằng lượng oxygen và carbon dioxide trong không khí.
  • Trong chuỗi thức ăn tự nhiên, chỉ các các sinh vật tự dưỡng mới có khả năng quang hợp, tạo ra nguồn thức ăn cho nhiều sinh vật khác.

3. Trong bể kính nuôi cá cảnh, người ta thường cho vào các loại cây thuỷ sinh để giúp cá hô hấp tốt hơn:

  • Trong môi trường nước thường có rất ít khí oxygen.
  • Trong quá trình quang hợp, các loại cây thuỷ sinh sẽ hấp thụ khí carbon dioxide và thải khí oxygen vào trong nước. Từ đó cung cấp oxygen cho cá cảnh để giúp chúng hô hấp thuận lợi.

4. Trong nông nghiệp, để tăng năng suất, người ta thường dùng đèn để chiếu sáng vào ban đêm ở một số loại cây trồng vì: 

  • Nhiều loại cây trồng là cây ngày dài, cần nhiều ánh sáng và thời gian chiếu sáng lâu.
  • Việc chiếu sáng vào ban đêm sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn, cho năng suất cao và còn có thể thu hoạch sớm.

5. Một số hoạt động bảo vệ cây xanh ở trường học của em:

  • Tổ chức các phong trào: phủ xanh đất trống đồi trọc, tết trồng cây vào mùa xuân,...
  • Tham gia chăm sóc cây trồng ở vườn trường.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo, giải khoa học tự nhiên 7 sách mới, giải khoa học tự nhiên 7 bài 23 CTST, giải bài quang hợp ở thực vật
khtn7ctst
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải khoa học tự nhiên 7 CTST bài 23 Quang hợp ở thực vật . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Nguyễn Hảo tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận