Giải GDCD 7 cánh diều bài 9 Ứng phó với bạo lực học đường

Hướng dẫn học môn Giáo dục công dân 7 sách mới cánh diều. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

1. Quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường

Câu hỏi. Em hãy đọc các hộp thông tin để trả lời câu hỏi trong các trường hợp sau

a) Em hãy chỉ ra các hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực học đường trong trường hợp trên.

b) Những biện pháp phòng ngừa, can thiệp nào được thể hiện trong hai trường hợp trên?

c) Hãy nêu quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường qua các thông tin trên.

Lời giải:

a) Các hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực học đường trong trường hợp trên:

  • Trường hợp 1: Hành vi nhóm bạn thường xuyên đe dọa và lấy đồ của S là hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực học đường.
  • Trường hợp 2: Hành vi rủ một nhóm người đến dọa đánh bạn là hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực học đường.

b) Trong hai trường hợp trên, nhờ có cô giáo và bố mẹ kịp thời can thiệp, khuyên răn giúp cho các bạn nhận ra lỗi sai của bản thân để không tiếp tục vi phạm pháp luật.

c) Các hành vi học sinh không được làm:

  • Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhả trưởng, người khác và học sinh khác.
  • Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường:

  • Tuyên truyền, phổ biển nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường, về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường.
  • Ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân.

Biện pháp hỗ trợ nguời học có nguy cơ bị bạo lực học đường:

  • Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường,
  • Thực hiện tham vấn, tư vấn cho nguời học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.

Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường:

  • Thông báo kịp thời với gia đình nguời học để phối hợp xử lí, trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lí theo quy định của pháp luật.

2. Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực học đường

a. Phòng ngừa bạo lực học đường

Câu hỏi. Em hãy quan sát các chỉ dẫn dưới đây, thảo luận với các bạn và xác định những việc cần làm để phòng ngừa bạo lực học đường.

Lời giải:

a. Để phòng ngừa bạo lực học đường, mỗi học sinh cần:

 

  • Có lối sống lành mạnh tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.
  • Thân thiện, hoà đồng và xây dựng tình bạn lành mạnh.
  • Kiềm chế cảm xúc, đặc biệt là các cảm xúc tiêu cực.
  • Khéo léo và kịp thời trong giải quyết các hiểu nhầm, xích mích nhỏ.
  • Nhận biết nguy cơ bị bạo lực học đưong, tự chủ, không để bị lôi kéo, tham gia vào các vụ việc bạo lực học đường.
  • Tìm hiểu các thông tin pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.

b. Ứng phó với bạo lực học đường

Ứng phó với các tình huống khi bị bạo lực về thể chất

Câu hỏi. Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và thảo luận

a) Các bạn học sinh trong những hình ảnh trên đang gặp những tình huống nguy hiểm nào?

b) Theo em, các bạn ấy đã làm gì để ứng phó với tình huống đó?

c) Ngoài những cách ứng phó đó, em còn biết những cách nào khác?

Lời giải:

a) Những tình huống nguy hiểm mà các bạn học sinh trong hình gặp phải:

  • Hình ảnh 1: Bạn học sinh bị một bạn học sinh khác chặn đường lại với thái độ vô cùng khó chịu và cáu gắt.
  • Hình ảnh 2: Bạn học sinh đang bị một người lạ mặt bám theo.
  • Hình ảnh 3: Bạn học sinh đã bị bạn cùng lớp đánh.

b) Cách ứng phó của các bạn:

  • Hình ảnh 1: Bạn đã nhanh chóng nhận ra rằng đây không phải là một tình huống bình thường nên đã do dự suy nghĩ xem có nên đi tiếp không.
  • Hình ảnh 2: Bạn học sinh đã nhanh chóng nhờ đến sự trợ giúp của người đi đường để thoát khỏi tình cảnh nguy hiểm.
  • Hình ảnh 3: Bạn học sinh suy nghĩ về việc nói với bố mẹ như thế nào để bố mẹ đỡ lo lắng.

c) Để ứng phó với bạo lực học đường, mỗi học sinh cần:

  • Nhanh chóng nhận diện được dấu hiệu của bạo lực học đường.
  • Bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ.
  • Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô hoặc trình báo cơ quan chức năng.
  • Gọi số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em 111.
  • Khi chứng kiến bạo lực học đuờng, không thờ ơ vô cảm, lôi kéo tham gia, cổ vũ hành vi bạo lực học đường.
  • Không tìm cách trả thù, đánh lại, tỏ thái độ thách thức.

Ứng phó với các tình huống khi bị bạo lực về tinh thần

Câu hỏi. Em hãy đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

T thường bị các bạn trong lớp trêu chọc quá mức và đặt cho nhiều biệt danh khó nghe. Trước hành vi của các bạn, T đã bình tĩnh suy nghĩ và nhân thấy, nếu mình càng tỏ thái độ khó chịu thì các bạn càng trêu. Vì vậy, T quyết định sẽ dùng những lời lẽ nhẹ nhàng để yêu cầu các bạn không trêu chọc mình nữa. T nghĩ, nếu tình trạng xấu vẫn tiếp diễn thì sẽ tìm sự giúp đỡ từ mọi người.

a) Em hãy cho biết bạn T đã làm gì để ứng phó với hành vi trêu chọc quá mức của các bạn?

b) Ngoài cách xử lí của T, em còn cách xử lí nào khác trong trường hợp trên?

c) Nếu là bạn của T, khi được nhờ giúp đỡ em sẽ giúp bạn như thế nào?

Lời giải:

a) T đã giữ được bình tĩnh và quyết định dùng thái độ nhẹ nhàng để yêu cầu các bạn không được trêu trọc nữa.

b) Trước hết là em sẽ bỏ ngoài tai những lời trêu trọc của các bạn, các bạn thấy chán thì sẽ dừng lại. Nhưng nếu các bạn tiếp tục quá đáng hơn thì em sẽ nghiêm túc yêu cầu các bạn dừng lại và sẽ báo với cô giáo để nhờ đến sự trợ giúp từ cô.

c) Trước hết em sẽ đứng về phía T và bênh vực T, yêu cầu những bạn kia dừng hành vi trêu trọc lại. Nếu như các bạn đó vẫn tiếp tục, em sẽ cùng T thưa chuyện với cô giáo và nhờ cô giáo can thiệp.

Ứng phó với các tình huống khi bị bạo lực trực tuyến

Câu hỏi. Em hãy đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Gần đây, D thường xuyên nhận được tin nhắn qua mạng xã hội với những lời lẽ lăng mạ, xúc phạm. D đã tâm sự với anh trai và nhận được lời khuyên là không nên nhắn tin lại, cần đổi mật khẩu tài khoản mạng xã hội, chặn tin nhắn từ người lạ và cần tìm ra ai đã làm chuyện đó. Qua tìm hiểu, D biết là do một số bạn có xích mích với mình từ năm học trước thực hiện. D và anh trai đã gặp các bạn nói chuyện và yêu cầu các bạn không được thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật.

a) Trong tình huống trên, D và anh trai đã ứng phó như thế nào với bạo lực trực tuyến?

b) Ngoài những cách trên, em còn biết những cách nào để ứng phó với bạo lực trực tuyến?

Lời giải:

a) Cách ứng phó của D và anh trai:

  • D đã không nhắn tin lại, đổi mật khẩu tài khoản xã hội, chặn tin nhắn từ người lạ.
  • Sau đó D và anh trai đã gặp các bạn nói chuyện và yêu cầu các bạn không được thực hiện những hành vi đó nữa.

b) Một số cách khác để ứng phó với bạo lực trực tuyến:

  • Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô hoặc trình báo cơ quan chức năng.
  • Gọi số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em 111.
  • Đổi mật khẩu để bảo vệ tài khoản mạng xã hội của cá nhân.
  • Không tìm cách trả thù, tỏ thái độ thách thức.

Luyện tập

Câu hỏi 1. Em hãy cho biết những cách ứng phó nào dưới đây là phù hợp với quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?

A. Lưu lại những hình ảnh, bài viết trên mạng xã hội có tính chất bạo lực học đường để báo cáo với nhà trường.

B. Rủ bạn bè đi đánh lại nhằm giải quyết mâu thuẫn.

C. Viết bài/quay video trực tuyến nhằm nói xấu khi bị xúc phạm trên mạng xã hội.

D. Bỏ qua khi bị đánh để được yên ổn.

E. Báo với gia đình khi bị bạo lực để nhận được ý kiến xử lí học sinh có hành vi bạo lực với mình.

G. Gọi đến số điện thoại của phòng Tư vấn tâm lí học đường hoặc số 111.

H. Báo cáo cơ quan công an khi bị đe doạ tính mạng.

Lời giải:

Cách ứng phó phù hợp với quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường:

  • A. Lưu lại những hình ảnh, bài viết trên mạng xã hội có tính chất bạo lực học đường để báo cáo với nhà trường.
  • E. Báo với gia đình khi bị bạo lực để nhận được ý kiến xử lí học sinh có hành vi bạo lực với mình.
  • G. Gọi đến số điện thoại của phòng Tư vấn tâm lí học đường hoặc số 111.
  • H. Báo cáo cơ quan công an khi bị đe doạ tính mạng.

Câu hỏi 2. Hãy thảo luận và đưa ra cách ứng phó với bạo lực học đường trong các tình huống sau:

  • Gần đây, H thường xuyên bị một nhóm bạn trong trường chặn đường, trêu chọc. Tuần này, nhóm bạn đó yêu cầu H phải mua đổ ăn cho họ thì sẽ không trêu chọc H nữa.
  • Vì là một cầu thủ bóng đá giỏi, thường xuyên ghi bàn nên Lâm bị một số bạn ở đội bóng lớp 7B không thích và thường xuyên tìm cách gây sự.

Lời giải:

Trường hợp 1:

  • Trong trường hợp này, trước tiên H không nên đi một mình mà cần rủ thêm bạn hoặc anh chị em đi cùng, tránh đi đến chỗ vắng người một mình.
  • Nếu nhóm người đó vẫn tiếp tục hành vi bắt nạt H thì H cần báo cáo cho thầy cô giáo và bố mẹ để kịp thời giúp đỡ và ngăn chặn hành vi bạo lực học đường.

Trường hợp 2:

  • Trước tiên Lâm cần phải giữ bình tĩnh trước hành vi gây sự này và không tỏ thái độ thách thức ngược lại, nghiêm túc yêu cầu các bạn dừng ngay hành vi đó lại.
  • Nếu sự việc vẫn tiếp diễn, Lâm cần tìm đến sự giúp đỡ của người lớn.

Câu hỏi 3. Em hãy đưa ra ý kiến về những hành vi bạo lực học đường trong các tình huống sau:

1. T là bạn thân của Q, gần đây do có xích mích với các bạn nam trong lớp nên T bị lớp cô lập, không cho chơi cùng. Q rất muốn giúp T, nhưng lo sợ các bạn sẽ cô lập mình.

2. Gần đây em phát hiện ra A và một số bạn trong câu lạc bộ múa ở trường lên chụp hình H khi đang luyện tập, chia sẻ hình ảnh lên mạng xã hội và bình phẩm thiếu tích cực và H.

3. Cách đây mấy hôm, T bị N và các bạn của N chặn đánh trên đường đi học về, vì cho rằng T đã "coi thường" và không chào N. Tuy bị đánh và rất sợ hãi nhưng T chỉ kể với em, T đã giấu bố mẹ và không báo cáo lại sự việc cho thầy cô giáo vì không muốn mọi người lo lắng. 

4. Lớp của em xuất hiện tình trạng một số bạn lập nhóm "Anti fan Ban cán sự lớp" trên mạng xã hội với mục đích bình phẩm, nói xấu, chế nhạo các bạn. Em và các bạn cũng có tên trong nhóm này.

Lời giải:

  • Tình huống 1:
    • Hành động của Q trong trường hợp này là chưa đúng.
    • Q cần phải dũng cảm đứng về phía T để cùng T chấm dứt tình trạng bạo lực học đường này bằng cách cùng T nói chuyện nghiêm túc, giải quyết mâu thuẫn giữa T và các bạn.
  • Tình huống 2: Em sẽ ghi lại bằng chứng ở trên mạng xã hội và nộp lên cho thầy cô giải quyết.
  • Tình huống 3: Em sẽ thuyết phục T rằng hãy can đảm báo cáo sự việc này lên thầy cô và bố mẹ bởi vì đây là một hành vi vi phạm pháp luật.
  • Tình huống 4:
    • Trước tiên em cùng với các bạn bị nói xấu sẽ nói chuyện nghiêm túc với nhóm bạn kia và yêu cầu các bạn dừng ngay hành động này lại vì các bạn đang vi phạm pháp luật.
    • Nếu các bạn không chịu dừng, em sẽ báo cáo lên thầy cô giáo.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk công dân 7 sách mới, giải GDCD 7 cánh diều, giải công dân 7 CD bài 9, giải bài ứng phó với bạo lực học đường
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải GDCD 7 cánh diều bài 9 Ứng phó với bạo lực học đường . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải giáo dục công dân 7 cánh diều. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận