Giải GDCD 7 cánh diều bài 1 Tự hào về truyền thống quê hương

Hướng dẫn học môn Giáo dục công dân 7 sách mới cánh diều. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

1. Truyền thống quê hương

Câu hỏi. Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

a) Theo em, những truyền thống tốt đẹp nào được thể hiện trong các hình ảnh trên?

b) Quê hương em có những truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy giới thiệu về những truyền thống đó.

c) Em hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của quê hương?

Lời giải:

a) Ta có:

  • Tranh 1: Truyền thống yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm
  • Tranh 2: Truyền thông nhân nghĩa, lá lành đùm lá rách
  • Tranh 3: Truyền thống cần cù lao động
  • Tranh 4: Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo
  • Tranh 5: Truyền thống nghệ thuật múa rối nước
  • Tranh 6: Truyền thống nghệ thuật các làn điệu dân ca

b) Em rất tự hào về truyền thống yêu nước và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc của quê hương em.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến này, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.". Đúng vậy, mỗi khi đất nước gặp khó khăn như thiên tại, địch họa, truyền thống đó lại tỏa sáng, kết nối toàn dân tộc thành một khối thống nhất, tạo nên sức mạnh to lớn đưa đất nước vượt qua khó khăn.

c) Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Những truyền thống tốt đẹp của quê hương như: yêu nước, đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm; cần cù, sáng tạo trong lao động; tôn sư trọng đạo, hiếu học, hiếu thảo; các lễ hội văn hoá truyền thống, những loại hình nghệ thuật dân gian, nghề truyền thống.... được biểu hiện cụ thể ở mỗi vùng miền, địa phương.

2. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương

Câu hỏi 1. Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

  • Theo em, thông tin trên đã nói đến những truyền thống tốt đẹp nào?
  • Em hãy nêu ý nghĩa của những truyền thống đó.

Lời giải:

  • Thông tin trên đã nói đến truyền thống:
    • Đoàn kết dân tộc
    • Tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách
  • Những truyền thống tốt đẹp này đã giúp dân tộc Việt Nam cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, thử thách, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.

Câu hỏi 2. Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Vân và Hùng đã giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp nào của quê hương? Hai bạn thể hiện niềm tự hào về truyền thống của quê hương mình bằng những hành động cụ thể nào?

b) Em có đồng ý với thái độ và hành vi của anh Q không? Vì sao?

c) Nêu những việc em có thể làm để giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Lời giải:

a) Nhận xét:

  • Trường hợp 1: Vân đã góp phần phát huy truyền thống tốt đẹp về các lễ hội văn hóa truyền thống, các di tích lịch sử ở quê hương mình bằng cách chăm chỉ học tập, tích cực tham gia hoạt động tìm hiểu về giá trị lịch sử, văn hóa của quê hương mình và ước mơ trở thành hướng dẫn viên du lịch.
  • Trường hợp 2: Hùng góp phần đã phát huy truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách bằng cách tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

b) Em không đồng ý với thái độ và hành vi của anh Q. Bởi vì các loại hình nghệ thuật dân gian là những truyền thống tốt đẹp của địa phương, cần phải được gìn giữ và lưu truyền từ đời này sang đời khác.

c) Để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, mỗi người cần:

  • Siêng năng, kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển của quê hương.
  • Phê phán những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Luyện tập

Câu hỏi 1. Hãy liệt kê những truyền thống tốt đẹp của quê hương em và viết những việc cần làm để giữ gìn, phát huy những truyền thống đó theo gợi ý dưới đây:

Tên truyền thốngNhững việc cần làm
??
??
......

Lời giải:

Tên truyền thốngNhững việc cần làm
Truyền thống yêu nướcTuyên truyền, tích cực tham gia các buổi ngoại khóa nói về tình yêu nước, tinh thần bất khuất đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, tích cực học tập tốt
Truyền thống đoàn kết, tương thân tương áiTích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Truyền thống các lễ hội văn hóaTích cực tham gia, ủng hộ các lễ hội văn hóa truyền thống ở địa phương; tuyên truyền, giới thiệu với mọi người về lễ hội văn hóa ở quê hương mình; ngăn chặn những hành động tiêu cực xảy ra ở các lễ hội...

Câu hỏi 2. Em đồng tình hay không đồng tình với những biểu hiện, việc làm nào dưới đây? Vì sao?

A. Giữ gìn mọi phong tục, tập quán, thói quen của quê hương mình.

B. Giới thiệu với mọi người về lễ hội truyền thống của quê mình.

C. Không quan tâm đến truyền thống tốt đẹp của những vùng miền, địa phương khác.

D. Tích cực học tập và tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện.

E. Giữ gìn và bảo vệ môi trường cả ở nhà, ở trường và những nơi công cộng.

Lời giải:

Em đồng tình với các ý kiến:

  • A. vì đây là hành động góp phần giữ gìn, bảo vệ truyền thống tốt đẹp ở quê hương.
  • B. vì hành động này góp phần lan tỏa rộng rãi giá trị và ý nghĩa của truyền thống tốt đẹp ở quê hương.
  • D. vì đây là hành vi mà mọi học sinh có thể thực hiện để góp sức mình vào giữ gìn, phát triển truyền thống tốt đẹp của quê hương.
  • E. vì hành động này giúp bảo vệ môi trường sống, góp phần vào bảo vệ quê hương, đất nước.

Em không đồng tình với ý kiến: C. vì mọi truyền thống tốt đẹp ở mọi địa phương đều cần được gìn giữ và lan tỏa rộng rãi những giá trị tích cực đến mọi người.

Câu hỏi 3. Qua lời kể của ông nội, S được biết đến phong trào “Ba sẵn sàng" và rất tự hào về tinh thần sẵn sàng khi Tổ quốc cần, dù trong thời chiến hay thời bình của người dân quê hương mình. Nhưng mấy hôm trước, anh trai của S nhận được lệnh gọi nhập ngũ, S thấy anh có vẻ do dự, tâm trạng nặng nề không vui. S rất muốn nói những suy nghĩ của mình với anh trai.

a) Em hãy nhận xét suy nghĩ của S.

b) Nếu là S, em sẽ nói như thế nào với anh trai của mình?

Lời giải:

a) Nhận xét:

  • S là một bạn học sinh có suy nghĩ rất tích cực, tiến bộ.
  • Biết trân trọng, tự hào truyền thống tốt đẹp của quê hương mình.
  • Có tinh thần chủ động, sẵn sàng học hỏi, nâng cao hiểu biết về những truyền thống đó.

b) Nếu là S, em sẽ khích lệ và động viên anh trai tham gia nhập ngũ. Bởi vì đây là một việc rất đáng tự hào, thể hiện bản thân là người biết trân trọng truyền thống của quê hương, góp phần vào việc gìn giữ và phát triển truyền thống và tinh thần yêu nước.

Vận dụng

Câu hỏi. Em hãy viết một thông điệp thể hiện niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương em và chia sẻ trước lớp.

Lời giải:

Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc là một truyền thống quý báu mà quê hương em luôn luôn gìn giữ, phát triển bao lâu nay. Tinh thần yêu nước là một sản phẩm được đúc kết từ bao thế hệ cha ông từ trước đến nay, trải qua biết bao cuộc chiến đau thương mà hình thành. Nhờ có tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất mà thế hệ cha ông đã chiến thắng biết bao giặc ngoại xâm. Vì vậy quê hương em vô cùng trân trọng, quý báu và gìn giữ truyền thống tốt đẹp này. Ngày nay, trong thời đại hoà bình, truyền thống yêu nước tiếp tục được quê hương em phát huy và gìn giữ bằng cách có rất nhiều đóng góp, cống hiến cho đất nước về mọi lĩnh vực như sản xuất kinh tế, cống hiến tri thức,... Tự hào về truyền thống này, em luôn tự nhủ bản thân phải học tập thật tốt, để có thể đóng góp sức lực vào công cuộc xây dựng phát triển quê hương, đất nước.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk công dân 7 sách mới, giải GDCD 7 cánh diều, giải công dân 7 CD bài 1, giải bài tự hào về truyền thống quê hương
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải GDCD 7 cánh diều bài 1 Tự hào về truyền thống quê hương . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải giáo dục công dân 7 cánh diều. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận