Giải đạo đức 3 kết nối tri thức bài 7 Khám phá bản thân

Hướng dẫn học môn Đạo đức 3 sách mới kết nối tri thức với cuộc sống. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 7: Khám phá bản thân. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

KHỞI ĐỘNG

  • Hỏi các bạn trong lớp: "Theo bạn, tớ có ưu điểm gì?"
  • Chia sẻ cảm xúc của em khi nghe lời nhận xét từ bạn?

Lời giải:

Cảm xúc của em khi nghe lời nhận xét từ bạn: vui vẻ, hạnh phúc.

1. Khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

  • Các bạn trong tranh tự thấy bản thân có những điểm mạnh, điểm yếu gì? Các bạn dự định sẽ làm gì để khắc phục điểm yếu đó?
  • Em thấy mình có điểm mạnh, điểm yếu gì?

Lời giải:

Những điểm mạnh, điểm yếu của các bạn trong tranh và cách khắc phục điểm yếu:

  • Điểm mạnh:
    • Bạn nữ: tốt bụng, cẩn thận.
    • Bạn nam: hài hước, trung thực.
  • Điểm yếu:
    • Bạn nữ: nhút nhát.
    • Bạn nam: sợ nước.
  • Cách khắc phục điểm yếu:
    • Bạn nữ: cố gắng mạnh dạn hơn.
    • Bạn nam: mùa hè sẽ đi học bơi.

Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân: HS tự liệt kê.

2. Tìm hiểu sự cần thiết phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Đọc tình huống và trả lời câu hỏi:

  • Hà có biết được điểm mạnh của bản thân không? Vì sao?
  • Tại sao Hoà luôn chăm chỉ tập thể dục, ăn uống đủ chất?
  • Theo em, vì sao cần phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?

Lời giải:

  • Hà không biết được điểm mạnh của bản thân vì khi được Mai rủ cùng tham gia, Hà đã từ chối vì cho rằng mình không biết múa.
  • Hoà luôn chăm chỉ tập thể dục, ăn uống đủ chất để cải thiện chiều cao và cân nặng của mình.
  • Theo em, cần phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để không ngừng phát triển, tập trung phát huy điểm mạnh, nỗ lực cải thiện điểm yếu và hoàn thiện bản thân.

3. Tìm hiểu cách đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

  • Hiền đã khám phá bản thân bằng cách nào?
  • Em còn biết cách nào khác để khám phá bản thân?

Lời giải:

Hiền đã khám phá bản thân bằng cách:

  • Suy ngẫm và viết ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
  • Hỏi bạn bè, người thân và lắng nghe ý kiến của mọi người để điều chỉnh mình.
  • Tham giá nhiều hoạt động tập thể ở trường, lớp.
  • Lập và thực hiện kế hoạch để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.

Cách khác để khám phá bản thân:

  • Tự nhận xét thông qua những lỗi lầm mắc phải.
  • Tâm sự, trò chuyện với bố mẹ, người thân, bạn bè để lắng nghe nhận xét, góp ý của họ.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1. Em đồng tình hoặc không đồng tình với nội dung nào dưới đây về cách khám phá bản thân? Vì sao?

Lời giải:

Em đồng tình với nội dung 1, 2 và 4 về cách khám phá bản thân vì:

  • Nội dung 1: tham gia các hoạt động ở trường, lớp, nơi ở sẽ giúp chúng ta tiếp xúc với nhiều điều mới lạ, đồng thời tìm kiếm và phát triển các kĩ năng mới của bản thân.
  • Nội dung 2: tự đánh giá kết quả của bản thân để có sự đối chiếu, so sánh, từ đó tìm ra nguyên nhân, cách phát huy điểm tốt và khắc phục điểm yếu.
  • Nội dung 4: sự đánh giá của người khác luôn khách quan và chính xác hơn tự mình đánh giá.

Em không đồng tình với nội dung 3 và 5 về cách khám phá bản thân vì:

  • Nội dung 3: ý kiến của bố mẹ tuy quan trọng nhưng ngoài họ, chúng ta còn tiếp xúc với rất nhiều người khác và cách nhìn nhận, đánh giá của mỗi người là không giống nhau.
  • Nội dung 5: chúng ta có thể tự mình tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân nhưng chắc chắn sẽ không toàn diện và khách quan như khi hỏi  ý kiến của người khác.

Câu hỏi 2. Em hãy nhận xét hành vi của các bạn dưới đây:

Lời giải:

Nhận xét:

  • Hành vi 1: Tùng có ý thức rất cao trong việc khắc phục điểm yếu của bản thân và cách khắc phục của bạn cũng rất rõ ràng, hợp lí.
  • Hành vi 2: Hoa cư xử như vậy là không đúng, cần sửa đổi và cải thiện ngay.
  • Hành vi 3: Nam đang tự tin thái quá về bản thân, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến tính cách, thái độ của bạn khi cư xử với mọi người. 
  • Hành vi 4: Thu còn nhút nhát và chưa biết cách để khám phá hết tiềm năng của bản thân.

Câu hỏi 3. Em sẽ khuyên bạn điều gì?

Lời giải:

Đưa ra lời khuyên:

  • Tình huống 1: Minh suy nghĩ như vậy là sai. Nếu em là Minh, em sẽ nói với bạn thành công chỉ có 1% nhờ năng khiếu, 99% còn lại nhờ nỗ lực không ngừng. Vì thế bạn nên chăm chỉ học tập để có thể đạt được những mục tiêu của mình.
  • Tình huống 2: Em không đồng tình với Ngọc. Em sẽ khuyên Ngọc suy nghĩ xem bản thân thực sự thích gì và cần gì. Học là cho bản thân bạn, không phải vì bố mẹ thích mà bạn phải chiều theo ý của họ để học thứ mà mình không giỏi.

Câu hỏi 4. Em hãy khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân theo gợi ý sau:

Gợi ý kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu:

Điểm mạnh

Cách phát huy

Điểm yếu

Cách khắc phục

 Năng khiếu hội hoạ

Tham gia một số cuộc thi vẽ tranh để thử sức và luyện tập các kĩ năng

 Nói lắp

Tập nói trước gương một cách chậm rãi, rõ chữ.

VẬN DỤNG

Câu hỏi 1. Hãy nhớ lại những lần em thành công và cảm thấy tự hào về bản thân, sau đó viết vào một mảnh giấy hình lá hoặc hình hoa để dán lên "Cây thành công".

Lời giải:

HS tự thực hiện.

Câu hỏi 2. Chia sẻ về cách em phát huy một điểm mạnh và khắc phục một điểm yếu của bản thân?

Lời giải:

Gợi ý:

Điểm mạnh

Cách phát huy

Điểm yếu

Cách khắc phục

Hát hay

Chủ động tham gia vào câu lạc bộ âm nhạc và các chương trình văn nghệ của lớp, trường.

Sức khoẻ yếu

Ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên.

Câu hỏi 3. Thực hiện kế hoạch phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân.

Lời giải:

HS tự thực hiện.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải đạo đức 3 kết nối tri thức, giải đạo đức 3 sách mới, giải đạo đức 3 bài 7 KNTT, giải bài khám phá bản thân
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải đạo đức 3 kết nối tri thức bài 7 Khám phá bản thân . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải đạo đức 3 kết nối tri thức. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận