Giải đạo đức 3 kết nối tri thức bài 4 Ham học hỏi

Hướng dẫn học môn Đạo đức 3 sách mới kết nối tri thức với cuộc sống. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 4: Ham học hỏi. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

KHỞI ĐỘNG

  • Nghe/hát bài "Vì sao lại thế?" (sáng tác: Lưu Hà An).
  • Bài hát nhắn nhủ chúng ta điều gì?

Lời giải:

Bài hát nhắn nhủ chúng ta nên học hỏi, tìm hiểu nhiều hơn để khám phá những điều thú vị trong cuộc sống.

1. Tìm hiểu biểu hiện của ham học hỏi

Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

  • Hãy nêu những biểu hiện của ham học hỏi qua các bức tranh trên?
  • Em còn biết những biểu hiện nào khác của việc ham học hỏi?

Lời giải:

Những biểu hiện của ham học hỏi qua các bức tranh trên:

  • Tranh 1: bạn An luôn chú ý nghe giảng và hỏi thầy cô, bố mẹ, bạn bè khi có thắc mắc.
  • Tranh 2: bạn Hùng rất ham đọc sách để mở rộng hiểu biết cho bản thân.
  • Tranh 3: bạn Tuấn thích làm việc nhóm để học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau.
  • Tranh 4: bạn Ngọc thích tìm hiểu và đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh.

Những biểu hiện khác của việc ham học hỏi:

  • Dù trời mưa hay nắng vẫn chăm chỉ đến trường không nghỉ một ngày nào.
  • Tích cực tham gia các hoạt động mà thầy cô tổ chức: tham quan viện bảo tàng, tham quan di tích chiến tranh,...
  • Mượn vở của bạn để chép bù bài khi nghỉ học, hỏi bạn hoặc thầy cô để được giảng giải thêm.

2. Tìm hiểu lợi ích của ham học hỏi

Đọc truyện và trả lời câu hỏi:

  • Tinh thần ham học hỏi của Nguyễn Hiền được thể hiện như thế nào?
  • Qua câu chuyện trên, em thấy việc ham học hỏi có lợi ích gì?

Lời giải:

Tinh thần ham học hỏi của Nguyễn Hiền được thể hiện:

  • Ban ngày khi đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào Nguyễn Hiền cũng đứng ngoài lớp nghe giảng.
  • Buổi tối đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học.
  • Mỗi lần trường có kì thi, cậu làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.

Lợi ích của việc ham học hỏi:

  • Được thầy cô giáo khen ngợi, được bạn bè trong lớp ngưỡng mộ và học tập theo.
  • Là yếu tố để duy trì và phát triển tính sáng tạo.
  • Giúp chúng ta theo kịp với sự phát triển thời đại, không ngừng cập nhật cái mới.
  • Tạo được ấn tượng tốt trong mắt người khác, xây dựng mối quan hệ với mọi người xung quanh.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1. Em tán thành hoặc không tán thành với ý kiến của bạn nào? Vì sao?

Lời giải:

Em tán thành với ý kiến của bạn Trang và Đạt vì:

  • Bạn Trang: kiến thức là muôn màu và không giới hạn, chỉ có học hỏi không ngừng mới khiến chúng ta tiếp thu được nhiều điều mới và phát triển bản thân.
  • Bạn Đạt: kiến thức mới có ở khắp nơi trong cuộc sống và quan sát sẽ giúp chúng ta phát hiện ra những điều nhỏ nhặt nhất nhưng có thể sẽ vô cùng hữu ích.

Em không tán thành với ý kiến của bạn Khôi và Hà vì:

  • Bạn Khôi: không học hỏi mới là thiếu tự tin vào bản thân. Con người luôn phát triển không ngừng, nếu không học hỏi chúng ta sẽ trở nên lạc hậu, không thể tiến bộ được.
  • Bạn Hà: không chỉ những người lớn tuổi mới mà cả những em bé nhỏ tuổi hơn cũng có thứ chúng ta nên học hỏi như lòng vị tha, sự chân thành,...

Câu hỏi 2. Em đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ hay hành vi của bạn nào trong các tranh dưới đây? Vì sao?

Lời giải:

Em đồng ý với thái độ, hành vi của bạn trong tranh 3 và 4 vì:

  • Tranh 3: bạn nhỏ không dùng tiền lì xì để mua đồ chơi, đồ ăn mà dùng để mua sách, giúp bạn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới.
  • Tranh 4: bạn nam đã mạnh dạn tham gia cuộc thi để học hỏi, giao lưu với nhiều bạn bè hơn, phát triển khả năng của bản thân.

Em không đồng ý với thái độ, hành vi của bạn trong tranh 1 và 2 vì:

  • Tranh 1: bạn nhỏ mới nhìn mẹ làm mẫu, chưa bắt tay vào thực hiện những đã sợ khó và không muốn làm.
  • Tranh 2: bạn nam chưa hiểu bài những lại quá nhút nhát, sợ bị chê cười nên không dám hỏi lại. Điều này sẽ khiến bạn bị thiếu hụt kiến thức và tiếp thu chậm hơn so với các bạn.

Câu hỏi 3. Em sẽ làm gì trong các tình huống sau?

1. Trong giờ học, em có điều thắc mắc muốn hỏi cô giáo nhưng đã hết giờ.

2. Em rất thích học Toán nhưng em không có tiền mua sách tham khảo để tìm hiểu thêm về các bài toán hay.

Lời giải:

Xử lí tình huống:

  • Tình huống 1: em sẽ xin cô nán lại thêm một chút để giải đáp thắc mắc cho mình.
  • Tình huống 2: em sẽ lên thư viện của trường để tìm một vài loại sách tương tự hoặc nói chuyện với mẹ, xin mẹ cho em tiền để mua sách tham khảo.

VẬN DỤNG

Câu hỏi 1. Chia sẻ với các bạn những điều thú vị mà em đã học được từ một người bạn, một cuốn sách hoặc một chương trình truyền hình?

Lời giải:

HS tự thực hiện.

Câu hỏi 2. Kể về một tấm gương ham học hỏi mà em biết?

Lời giải:

Gợi ý về một tấm gương ham học hỏi:

Thầy Nguyễn Ngọc Kí là một tấm gương hiếu học sáng rỡ cho các thế hệ học sinh noi theo. Sau cơn bạo bệnh vào năm 4 tuổi, thầy đã bị liệt cả hai tay. Tuy nhiên, điều đó chẳng chút nào mai một tinh thần học tập của thầy. Thầy Nguyễn Ngọc Kí đã dùng đôi chân của mình để tập viết. Dần dần, vượt qua bao đau đớn, khó khăn, thầy Kí đã viết được và đến trường học như bao bạn khác. Không những thế, thầy còn học rất giỏi và đạt được những thành tích cao, trở thành một nhà giáo tuyệt vời. Thầy Nguyễn Ngọc Kí thực sự là tấm gương sáng cho toàn thể các học sinh noi theo.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải đạo đức 3 kết nối tri thức, giải đạo đức 3 sách mới, giải đạo đức 3 bài 4 KNTT, giải bài ham học hỏi
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải đạo đức 3 kết nối tri thức bài 4 Ham học hỏi . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải đạo đức 3 kết nối tri thức. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận