Giải đạo đức 3 CTST bài 8 Khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Hướng dẫn học môn Đạo đức 3 sách mới chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 8: Khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

Khởi động

Tham gia trò chơi "Thảm tử nhí" và trả lời câu hỏi: Làm thế nào mà các bạn đoán được đó là ai?

Lời giải:

Các bạn đoán được đó là ai dựa trên những điểm mạnh, điểm yếu của người được nhắc đến.

Kiến tạo tri thức mới

Câu hỏi 1. Quan sát và cho biết các bạn trong tranh có điểm mạnh, điểm yếu nào?

Lời giải:

Điểm mạnh, điểm yếu của các bạn trong tranh:

  • Tranh 1:
    • Điểm mạnh: dễ nói chuyện, dễ làm thân.
    • Điểm yếu: nhút nhát, không biết cách làm quen với bạn bè mới.
  • Tranh 2:
    • Điểm mạnh: sống kỉ luật, có nhiều thói quen tốt, lành mạnh.
    • Điểm yếu: trí nhớ không tốt, không thể ghi nhớ nhịp và động tác trong bài thể dục.
  • Tranh 3:
    • Điểm mạnh: có năng khiếu về tiếng anh và thanh nhạc.
    • Điểm yếu: còn ngại ngùng, chưa chủ động tham gia các cuộc thi do trường tổ chức mặc dù có khả năng.

Câu hỏi 2. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Vì sao cần phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?

Lời giải:

Cần phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để không ngừng phát triển, tập trung phát huy điểm mạnh, nỗ lực cải thiện điểm yếu và hoàn thiện bản thân.

Câu hỏi 3.

a. Các bạn trong tranh tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân bằng cách nào?

b. Kể thêm các cách tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?

Lời giải:

a. Các bạn trong tranh tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân bằng cách:

  • Tranh 1: tự nhận xét thông qua những lỗi lầm mắc phải.
  • Tranh 2: lắng nghe đánh giá, quan điểm của người khác.
  • Tranh 3 và 4: tiếp thu ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh.

b. Một số cách khác để tự đánh gia điểm mạnh, điểm yếu của bản thân:

  • Ghi chép số điểm sau mỗi lần kiểm tra để có sự đối chiếu, so sánh.
  • Tâm sự, trò chuyện với bố mẹ, người thân để lắng nghe nhận xét, góp ý của họ.

Luyện tập

Câu hỏi 1. Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến dưới đây? Vì sao?

  • Em có nhiều điểm mạnh rồi, không cần cố gắng nữa.
  • Nếu em nói cho người khác biết điểm yếu của mình, họ sẽ cười chê.
  • Lời góp ý của những người xung quanh sẽ giúp em biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
  • Nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu sẽ giúp em hoàn thiện bản thân.

Lời giải:

Em đồng tình với các ý kiến:

  • Lời góp ý của những người xung quanh sẽ giúp em biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân vì sự nhìn nhận, đánh giá của người khác sẽ luôn khách quan, chính xác và rõ ràng hơn.
  • Nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu sẽ giúp em hoàn thiện bản thân vì qua đó, em có thể tập trung phát triển điểm mạnh của bản thân cũng như sửa đổi, rèn luyện những điểm yếu đang cần được cải thiện.

Câu hỏi 2. Thực hiện tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân theo các bước sau:

Lời giải:

HS tự thực hiện.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải đạo đức 3 chân trời sáng tạo, giải đạo đức 3 sách mới, giải đạo đức 3 bài 8 CTST, giải bài khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải đạo đức 3 CTST bài 8 Khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải đạo đức 3 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận